Ngành du lịch – một ngành kinh tế đăc thù tạo nên “cơn sốt” trong những năm gần đây. Ngành du lịch khá phức tạp do mang tính văn hóa, xã hội và liên quan đến các vấn đề về con người. Người ta đi du lịch nhiều, làm du lịch nhiều nhưng ngành này vẫn có rất nhiều thuật ngữ mà ít người biết đến. Có một thuật ngữ chúng ta gặp khá nhiều trong du lịch nhưng mấy ai hiểu đó là “sản phảm du lịch”. Vậy, để tìm hiểu những ví dụ về sản phẩm du lịch giúp chúng ta phần nào hiểu hơn về ngành nghề này xin mời các bạn đọc kĩ bài viết dưới đây.
Sản phẩm du lịch là gì ? Định nghĩa về sản phẩm du lịch
Trước khi đi sâu vào phân tích các ví dụ về sản phẩm du lịch chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm về sản phẩm du lịch.
Sản phẩm là bất cứ thứ gì được sản xuất ra và đưa vào thị trường thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn được nhu cầu hay ước muốn của người dùng sản phẩm. Sản phẩm có thể là những vật thể hữu hình hoặc các dịch vụ, con người, địa điểm, sự kiện, ý tưởng,…Tương tự như vậy “sản phẩm du lịch” chính là những vật thể hữu hình hoặc các dịch vụ mà một tổ chức làm về du lịch đưa ra thị trường nhằm phục vụ, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Do tính đặc thù phức tạp về văn hóa xã hội, sản phẩm du lịch là những sản phẩm vô cùng độc đáo, phong phú và luôn không ngừng thay đổi theo thời gian, theo nhu cầu của khách du lịch và sự phát triển kinh tế của cả quốc gia,… Để tạo nên một sản phẩm du lịch cần sự khai thác kì công các nguồn lực về tự nhiên xã hội; sử dụng các nguồn lực như lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị… của một địa điểm, một vùng hoặc một quốc gia nhất định. Nói tóm lại, sản phẩm du lịch bao gồm: Tài nguyên du lịch và Các dịch vụ & hàng hóa du lịch
Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
Tham khảo các sản phẩm du lịch uy tín và nổi tiếng của công ty du lịch Khát Vọng Việt tại https://dulichkhatvongviet.com/
Sau khi đã năm được khái niệm về sản phẩm du lịch chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các thành phần cơ bản cơ bản của nó. Một sản phẩm du lịch chính là trải nghiệm hoàn chỉnh kể từ khi khách du lịch bắt đầu rời khỏi nhà cho đến khi họ kết thúc chuyến đi. Từ đó có thể suy ra các yếu tố cấu thành nên một sản phẩm du lịch bao gồm:
Địa điểm du lịch
Yếu tố được nhắc đến đầu tiên và có thể nói là quan trọng nhất của một sản phẩm du lịch đó chính là địa điểm du lịch. Một địa điểm du lịch có thể là một điểm đến tự nhiên hoặc nhân tạo. Các địa điểm du lịch tự nhiên là tài nguyên có sẵn trong tự nhiên, các danh lam tháng cảnh như cao nguyên, vịnh, biển, hồ, thác, thung lũng, rừng,…Còn các địa điểm đến du lịch nhân tạo thường gồm các điểm du lịch văn hóa như các nghi thức, lễ hội,… các điểm vui chơi giải trí do con người xây dựng nên.
Dịch vụ vận tải
Có điểm đến thôi chưa đủ, chúng ta cần phương tiện đưa chúng ta đến đại điểm đó. Chính vì thế, dịch vụ vận tải chính là một dịch vụ không thể thiếu cấu thành nên một sản phẩm du lịch. Dịch vụ vận tải bao gồm các phương tiện đưa đón khách đến tham quan các điểm du lịch bằng các phương tiện giao thông phổ biến hiện nay như máy bay, tàu, thuyền, xe khách, …
Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định trải nghiệm khách hàng đối với sản phẩm du lịch chín là dịch vụ lưu trú và ăn uống. Đây là thành phần chính giúp cấu tạo nên một sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của một người đi du lịch như khách sạn, nhà nghỉ, quán ăn, nhà hàng,…
Giá cả
Nhắc đến một sản phẩm nói chung và một sản phẩm du lịch nói riêng được đưa ra thị trường thì giá cả là một phần quan trọng giúp cấu thành nên một sản phẩm hoàn thiện. Giá cả giúp khách hàng có một cái nhìn sơ lược đầu tiên vè sản phẩm, giúp họ so sánh với các sản phẩm cùng loại khác nhà cung cấp và các sản phẩm khác loại trên thị trường để có được cái nhìn bao quát nhất nhằm đưa ra sự lựa chọn hợp lí nhất.
Bên cạnh địa điểm du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ lưu trú và ăn uống và giá cả, một sản phẩm du lịch còn có thể bao gồm một số dịch vụ hỗ trợ thêm khác như thủ xin hộ chiếu, visa, các hàng hóa du lịch được bày bán như hàng tiêu dùng, đồ lưu niệm …
Phân loại các sản phẩm du lịch
Tất cả các sản phẩm du lịch được làm ra đều nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế mà ngày càng có nhiều sản phẩm du lịch với những điểm mới mẻ, độc đáo được đưa ra thị trường, góp phần gia tăng sự đa dạng của sản phẩm du lịch . Đa dạng là vậy nhưng nhìn chung các sản phẩm du lịch được phân thành hai loại chính: sản phẩm du lịch đơn lẻ và sản phẩm du lịch tổng hợp.
Sản phẩm du lịch đơn lẻ là loại sản phẩm được đưa ra bởi các nhà cung ứng nhằm thỏa mãn một nhu cầu cụ thể nào đó của khách hàng. Ví dụ, một nhà hàng có dịch vụ tổ chức tiệc, nhà hàng chính là nhà cung cấp dịch vụ tổ chức tiệc đó.
Sản phẩm du lịch tổng hợp là sản phẩm mà trong dó tích hợp nhiều dịch vụ, hàng hóa khác nhau, bao trọn gói chuyến du lịch của khách hay nối cách khác là thỏa mãn đồng thời một nhóm nhiều nhu cầu của khách du lịch. Ví dụ một doanh nghiệp lữ hành cung cấp một tour du lịch trọn gói bao gồm nhiều dịch vụ đơn lẻ như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tổ chức sự kiện vui chơi giải trí,…
Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Tính vô hình
Một sản phẩm du lịch không tồn tại ở một dạng vật chất cụ thể để chúng ta có thể cầm nắm, sờ nắn được. Chín vì thế mà khách hàng không thể nào kiểm tra trước khi mua bằng cách sờ, chạm vào sản phẩm. Do đó, một sản phẩm du lịch được đánh giá chất lượng bởi khách hàng qua quá trình họ trải nghiệm dịch hoặc bằng cách đánh giá riêng lẻ các yếu tố như thái độ phục vụ, điểm đến, thông tin được cung cấp,.. Mặc dù có tính vô hình nhưng sản phẩm du lịch vẫn rất dễ bị sao chép.
Tính không tách rời
Tính không tách rời của một sản phẩm du lịch được thể hiện qua việc quá trình tiêu dùng sản phẩm diễn ra gần như đồng thời trong cùng một thời gian và không gian với quá trình phục vụ. Một sản phẩm du lịch chỉ cho phép thực hiện quyền sử dụng mang tính trải nghiệm chứ không thực hiện quyền sở hữu và chuyển giao. Bởi lẽ một sản phẩm du lịch trải qua sử dụng thì sẽ mất đi giá trị và trở thành trải nghiệm nên đương nhiên không thể sang tên đổi chủ được.
Tính không đồng nhất
Do có tính vô hình nên chất lượng của một sản phẩm du lịch thường không đồng nhất, nghĩa là không lặp lại chất lượng của một sản phẩm du lịch ở các lần khác nhau với những người sử dụng khác nhau. Do đó, khác hàng sử dụng sản phẩm du lịch chỉ có thể cảm nhận chất lượng mà khó đánh giá chính xác được. Chất lượng chỉ thể hiện qua trải nghiệm khách hàng chứ không thể đo lường một cách chính xác.
Tính mau hỏng và không dự trữ được
Một sản phẩm du lịch đầy đủ sẽ bao gồm nhiều dịch vụ, để cung cấp sản phẩm du lịch cho khách hàng thì một công ty du lịch sẽ phải chuẩn bị đặt trước các dịch vụ đó (vận chuyển, lưu trú, ăn uống,…). Nếu sau một thời gian các dịch vụ này không được sử dụng thì sẽ mất đi và không được lưu trữ lại. Nếu như khách hàng không có nhu cầu sử dụng thì sản phẩm du lịch đó sẽ không tiêu thụ được (Cung thụ động khi cầu biến động) chứ không thể tồn kho dù chỉ trong một thời gian ngắn.
Xem thêm:
- Mô tả trách nhiệm của một hướng dẫn viên du lịch
- Du lịch nước ta mùa nào có lượng khách đông nhất? “Cơn bão” du lịch mùa hè
Các sản phẩm du lịch phổ biến tại Việt Nam hiện nay
Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái ở nước ta đang phát triển với một tốc độ chóng mặt. Nhờ thiên nhiên ưu đãi với khí hậu khá ôn hòa và nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp tưởng chừng chỉ có trong tranh vẽ với những hệ sinh thái đa dạng bậc nhất, du lịch sinh thái ở Việt Nam đang rất tiềm năng. Hằng năm, có rất nhiều khu du lịch sinh thái được khai thác một cách hiệu quả với những tour du lịch để lại những ấn tượng khó phai trong lòng du khách thập phương.
Nhắc đến du lịch sinh thái Việt Nam thì không thể không điểm qua một hệ sinh thái, hệ động thực vật phong phú với nhiều cái tên nằm trong sách đỏ như Cầy Gấm, Hạc Cổ Trắng, Voọc mông trắng,… thực vật có Sưa, Lim xanh, Thông đỏ, Chò,… Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở những hữu hệ sinh thái đặc trưng hiếm nơi nào có được như: rừng ngập mặn, san hô, rừng nhiệt đới,…
Du lịch biển
Du lịch biển là một trong sản phẩm du lịch được ưu tiên phát triển tại Việt Nam. Bởi vì đặc trưng lãnh thổ với chiều dài đường bờ biển hơn 3200 km với hàng loạt hòn đảo lớn nhỏ. Chín vì thế, Việt Nam có rất nhiều bãi biển đẹp lọt top những bãi biển đẹp nhất thế giới. Các bãi biển đẹp và thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm hằng năm phải kể đến như biển Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Vũng Tàu, … Du lịch biển Việt Nam những năm gần đây đang phát triển rất mạnh với rất nhiều lợi thế và đem nguồn thu nhập lớn.
Bên cạnh những hoạt động phổ biến như tắm biển, nghỉ mát, … thì đến với du lịch biển Việt Nam du khách còn có cơ hội tham gia vào những hoạt động lí thú trên biển như lướt sóng, lặn biển ngắm san hô, …
Du lịch sáng tạo
Đây là một loại sản phẩm du lịch khá mới mẻ nhưng thu hút được nhiều sự quan tâm của cả những nhà làm du lịch lẫn các du khách. Du lịch sáng tạo chính là mảng sản phẩm du lịch mà khi tham gia vào nó, khách hàng có thể tự mình trải nghiệm những cách làm các món đồ mỹ nghệ, các món ăn,… Đúng với tên gọi của nó, du lịch sáng tạo mang đến cho du khách sự thỏa mãn về nhu cầu được khám phá, sáng tạo và tự tay mình tạo nên những món đồ thú vị mà mình yêu thích. Tại Việt Nam mô hình du lịch này đang ngày càng phát triển với những tour du lịch sáng tạo như học cách làm lồng đèn ở Hội An, làm đồ lưu niệm ở Huế, làm con rối nước, nặn tò he, thử làm ra các sản phẩm bằng gốm tại các làng gốm nổi tiếng, tự tay chuẩn bị các món ăn Việt Nam tại một số nhà hàng ở Hà Nội, …
Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một mô hình rất phù hợp với Việt nam, một quốc gia với bề dày văn hóa lịch sử cùng những nét độc đao trong phong tục tập quán, các nghi lễ thờ tự, cúng bái,… Du lịch văn hóa trở thành một loại sản phẩm du lịch vô cùng có du sức hút đối với du khách. Đối với khách du lịch trong nước, các điểm đến du lịch văn hóa như lễ hộ, đền chùa, … vẫn mang một sức hấp dẫn rất lớn. Bở lẽ nó gắn liền với đời sống, tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Còn đối với du khách quốc tế, du lịch văn hóa là một cơ hội để họ khám phá văn hóa của mmột vùng đất mới. Qua hình thức tổ chức du lịch này chúng ta còn có dịp quảng bá về văn hóa độc đáo của nước ta với bạn bè quốc tế.
Du lịch văn hóa thường tập trung khai thác các đặc điểm văn hóa cũng như lịch sử của một vùng địa lí, thể hiện rõ nét vẻ đẹp về văn hóa của vùng đó. Một vài “cái tên” nổi tiếng trong loại hình du lịch văn hóa những năm gần đây: Lễ hội đua voi, Cố đô Huế, Địa đạo Củ Chi, Chợ nổi Cái Răng, …
Bên cạnh một số sản phẩm du lịch phổ biến nêu trên còn có một vài sản phẩm du lịch phổ biến khác như du lịch thể thao, du lịch miền quê, du lịch mua sắm và du lịch đô thị.
Sản phẩm du lịch vô cùng đa dạng, phong phú nhờ khai thác những tài nguyên sẵn có như cảnh đẹp thiên nhiên, con người, … mang những nét đặc trưng về văn hóa xã hội. Với sự phát triển không ngừng về kinh tế xã hội thì du lịch nước ta trở thành một ngành tiềm năng, không chỉ tạo việc làm cho người lao động, mang lại lợi nhuận cao cho đơn vị kinh doanh mà còn đem đến những trải nghiệm tốt đáp ứng nhu cầu khám phá, nghỉ dưỡng… của khách hàng, góp phần gia tăng chất lượng cuộc sống của người dân. Trên đây là những ví dụ về sản phẩm du lịch, hi vọng sẽ đem đến cái nhìn cụ thể, rõ ràng nhất cho quý độc giả về một sản phẩm du lịch và ví dụ về sản phẩm du lịch.