Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Du lịch Việt Nam đang ngày càng khởi sắc, phát triển với tốc độ chóng mặt. Chính vì thế, khái  niệm về du lịch bền vững đang ngày càng phổ biến không chỉ đối với cộng đồng làm du lịch mà đã bắt đầu đến gần hơn với đại chúng. Du lịch bền vững mang đến một nền tảng vững chắc và tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Vậy thì du lịch bền vững là gì, làm như thế nào để phát triển du lịch bền vững và các nguyên tắc phắt triển du lịch bền vững là những nguyên tắc nào? Tất cả câu trả lời cho những câu hỏi này đều nằm ở bài viết bên dưới.

Du lịch bền vững là gì?

Khái niệm này được nhắc đến rất nhiều trong du lịch để chỉ việc cung cấp các hoạt động du lịch đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch nhưng vẫn có thể duy trì được việc bảo tồn, gìn giữ và tôn tạo các tài nguyên thiên nhiên, các di sản, công trình có ý nghĩa về du lịch để nhằm tiếp tục phát triển du lịch trong tương lai. Đây là một khái niệm nghe khá đơn giản nhưng không dễ để thực hiện bởi vì vừa phải gìn giữ được những giá trị về sinh học, văn hóa, lịch sử, … vừa đáp ứng nhu cầu về kinh tế xã hội của con người.

Xu hướng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam

Những năm gần đây, du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, tạo việc làm cho rất nhiều người, góp phần vào tăng trưởng GDP quốc gia. Chính vì thế việc phát triển du lịch bền vững là điều cần thiết mà ngành du lịch Việt Nam đang hướng tới.

Nhờ có tiềm năng lớn về phát triển du lịch như có các danh lam thắng cảnh tự nhiên, các di tích lịch  sử và một nền văn hóa truyền thống độc đáo đã có từ lâu đời, Việt Nam là một quốc gia chú trọng phát triển du lịch bền vũng, thu hút du khách bằng tài nguyên vốn có và giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến môi trường. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã cho thấy năng lực của mình trong việc phát triển du lịch, bằng chứng là hằng năm, các địa phương trên mọi miền đất nước luôn thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và đồng thời cũng chú trọng vào gìn zgiữ, bảo tồn và tôn tạo những nền tảng du lịch vốn có, truyền thông đến khách du lịch và người dân địa phương cùng có ý thức đó.

Xu hướng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam hiện nay đang rất được chú trọng, minh chứng bằng việc các đơn vị kinh doanh du lịch đã bắt đầu có ý thức hơn, có những dấu hiệu đáng mừng trong việc dựa vào các nguyên tắc phát triển du lịch để triển khai những mô hình vừa tạo ra được lợi nhuận vừa góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của quốc gia.

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet
Những năm gần đây, du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, tạo việc làm cho rất nhiều người, góp phần vào tăng trưởng GDP quốc gia. Chính vì thế việc phát triển du lịch bền vững là điều cần thiết mà ngành du lịch Việt Nam đang hướng tới.
Những năm gần đây, du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, tạo việc làm cho rất nhiều người, góp phần vào tăng trưởng GDP quốc gia. Chính vì thế việc phát triển du lịch bền vững là điều cần thiết mà ngành du lịch Việt Nam đang hướng tới.

Tham khảo mô hình của một trong những công ty du lịch uy tín và phát triển bền vững hàng đầu tại Việt Nam: công ty du lịch Khát Vọng Việt tại https://dulichkhatvongviet.com/

Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Để có thể phát triển du lịch bền vững chúng ta cần dựa vào những nguyên tắc cơ bản, đây cũng chính là con đường ngắn nhất đưa chúng ta đến với các mục tiêu phát triển bền vững của du lịch.

Khai thác và sử dụng nguồn lực, tài nguyên một cách hợp lí

Phát triển du lịch đề xao sự bảo tồn, gìn giữ và để lại cho thế hệ sau nguồn lực để tiếp tục phát triển du lịch nên việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Hơn thế nữa, nguyên tắc này còn đề cao việc tính toán và lường trước những thay đổi trong tương lai về sự cạn kiệt của những nguồn lực, tài nguyên không thể thay thế, tái tạo được nhằm tìm ra giải pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên đó cũng như hạn chế được rủi ro khi tình huống xấu nhất xảy ra.

Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.
Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.

Để khai thác và sử dụng nguồn lực, tài nguyên một cách hợp lí đầu tiên mỗi đơn vị làm du lịch cần có ý thức vừa tạo ra lợi nhuận vừa bảo tồn, gìn giữ những nguồn lực sẵn có của du lịch để tiếp tục duy trì và phát triển chúng trong tương lai. Ngành du lịch trước hết cần truyền thông về phát triển du lịch bền vững dựa trên nguyên tắc khai thác và sử dụng nguồn lực, tài nguyên một cách hợp lí. Từ đó, có những hành động cụ thể ngăn chặn sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên và những công trình, di sản, di tích văn hóa, lịch sử,…; thực thi các chính sách về bảo vệ môi trường; truyền thông cho khách du lịch và người dân địa phương về ý thức cùng nhau gìn giữ các địa điểm du lịch; lắp đặt các hệ thống làm giảm thiểu ô nhiễm nước, đất đai, không khí; thường xuyên tu bổ, tôn tạo các công trình, di tích, di sản có giá trị về văn hóa lịch sử; thực hiện các khóa đào tạo về bảo vệ môi trường du lịch và phát triển du lịch bền vững; …Ngoài ra cũng cần thể hiện sự tôn trọng, trân trọng, biết cách khai thác du ịch một cách hợp lí, góp phần bảo tồn văn hóa, các phong tục tập quán, nghi thức, … của người dân địa phương.

Phát triển du lịch bền vững là một xu hướng phát triển du lịch thông minh và có tầm nhìn, đi từ gốc rễ của nó chính là việc biết cách khai thác các nguồn lực sẵn có một cách hợp lí để cho các thế hệ tương lai cũng có thể được thụ hưởng một lượng tài nguyên giống như chúng ta bây giờ.

Tránh khai thác và tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên quá mức và giảm thiểu tối đa chất thải

Như chúng ta đều biết, tài nguyên là khan hiếm, chính vì thế việc khai thác và sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của toàn nhân loại, góp phần hủy hoại môi trường sống xung quanh. Điều này đi ngược lại hoàn toàn với việc phát triển du lịch. Khai thác và sử dụng tài nguyên một cách không hợp lí dẫn đến nguy cơ cạn kiệt là tình trạng chung và đáng báo động của các quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Những công trình, dự án được tạo ra đem lại nguồn lợi nhuận lơn nhưng lại không được đánh giá, kiểm điện về những tác động đối với trường ngày càng xuất hiện nhiều. Điều này thể hiện sự vô trách nhiệm, thờ ơ đối với môi trường sống của một bộ phận con người, gây suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, phá hủy các tài nguyên thiên nhiên mà tạo hóa đã ban tặng. Hơn thế nữa, việc không ngăn chạn và hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, ngang nhiên thải các chất thải độc hại ra môi trường lâu dẫn sẽ trở thành một thói quen xấu hình thành trong xã hội, ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hạnh động của các thế hệ sau này. Hậu quả của nó đối với du lịch là khôn lường bởi lẽ nếu như môi trường bị suy thoái, thiên nhiên bị hủy hoại, văn hóa xã hội cũng vì thế mà bị xáo trộn thì trong tương lai con người đi du lịch ở đâu, khám phá điều gì khi tất cả các nguồn tài nguyên du lịch dần bị phá hủy bởi chính nhu cầu không kiểm soát của một bộ phận con người. Như vậy, không thể coi là phát triển du lịch bền vững.

Việc có những biện pháp hạn chế khai thác và tiêu thụ quá mức đồng thời giảm chất thải độc hại ra ngoài môi trường sẽ giúp cho con người tránh được những mối đe dọa từ việc cạn kiệt nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Đây là một vấn đề lớn và đáng chú trọng trong xã hội hiện tại, cũng chính là một trong những nguyên tác quyết định trong kế hoạch phát triển du lịch bền vững của các quốc gia trong đó có Việt Nam.

Phát triển du lịch bền vững phải đi kèm với bảo tồn và duy trì tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội

Phát triển du lịch bền vững phải đi đôi với bảo tồn tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội bởi lẽ tính đa dạng chính là điểm mấu chốt quan trọng thỏa mãn được nhu cầu ưa thích khám phá và trải nghiệm của du khách. Sự đa dạng về thiên nhiên, văn hóa vùng miền chính là thế mạnh của các quốc gia, vùng miền đó trong du lịch. Tính đa dạng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tránh được những rủi ro do quá phụ thuộc vào một hoặc một vài nguồn lực. Phát triển du lịch bền vững chính là ủng hộ việc phát triển du lịch đi song hành với bảo tồn nguồn tài nguyên để trong tương lai, thế hệ sau có thể hưởng thụ được nguồn lực, tài nguyên không thua kém chúng ta bây giờ. Chủ yếu nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc bảo tồn sự đa dạng của nguồn gen chính là chiến lược bảo tồn mà thế giới nhấn mạnh, từ đó được mở rộng ra bao gồm sự đa dạng về văn hóa, chính trị, kinh tế xã hội. Ở mỗi quốc gia sẽ có những chủ trương bảo tồn khác nhau phù hợp với tốc độ phát triển và tinh hình văn hóa xã hội.

Sự đa dạng về thiên nhiên, văn hóa vùng miền chính là thế mạnh của các quốc gia, vùng miền đó trong du lịch.
Sự đa dạng về thiên nhiên, văn hóa vùng miền chính là thế mạnh của các quốc gia, vùng miền đó trong du lịch.

Để có thể bảo tồn và duy trì tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội thì trước tiên chúng ta cần hiểu và tôn trọng nó. Các đơn vị làm du lịch cần phải đảm bảo rằng quy mô, loại hình du lịch của mình không làm ảnh hưởng đến sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên bao gồm các động thực vật, cảnh quan tự nhiên và sự đa dạng của văn hóa địa phương, vùng miền. Bên cạnh đó, cần hiểu biết và tôn trọng sức chứa của mỗi khu vực, vùng miền, không vì tối đa lợi nhuận mà thờ ơ với “sức chịu đựng” của một nguồn lực du lịch. Cần có sự giám sát chặt chẽ đối với các hoạt động du lịch và góp phần ngăn ngừa sự thay thế của các ngành nghề hiện đại đối với các ngành nghề truyền thống. Khuyến khích từng vùng miền phát triển theo đặc tính riêng. Ngoài ra, để bảo tồn tính đa dạng cần phát triển du lịch dựa theo bản sắc văn hóa của địa phương, phù hợp với tài nguyên của vùng miền địa phương đó chứ không gượng ép hay loại trừ bất cứ nguồn lực nào.

Nói tóm lại, việc duy trì và phát triển sự đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội chính là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đối với phát triển du lịch bền vừng. Đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa xã hội chính là nền tảng, là chỗ dựa sinh tồn của cả ngành du lịch.

Phát triển du lịch bền vững phải phù hợp với tổng thế kinh tế xã hội

Nhắc đến phát triển bền vững có nghĩa là ngành du lịch cần có kế hoạch và định hướng để tồn tại và phát triển lâu dài. Để tồn tại và phát triển lâu dài thì sự phát triển của du lịch phải nằm trong khuôn khổ chiến lược, định hướng về kinh tế xã hội của một quốc gia, vùng miền hoặc địa phương. Chín vì thế, để thực hiện phát triển bền vững ngành du lịch cần phải quan tâm đến cả nhu cầu của du khách lẫn người dân địa phường, cần phải biết họ cần gì, muốn gì để dựa vào đó phát triển du lịch. Trong việc quy hoạch và khai thác du lịch cần có sự thống nhất và phù hợp về mặt kinh tế xã hội, môi trường và định hướng phát triển chung. Thực hiện lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch vào chiến lược phát triển chung. Lấy chiến lược phát triển chung làm định hướng cho toàn ngành. Sự tôn trọng đối với tình hình kinh tế xã hội tổng thể của một địa phương, một vùng miền hay một quốc gia chính là “chìa khóa” cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngành du lịch.

Xem thêm:

Phát triển du lịch phải chia sẻ lợi ích kinh tế cho địa phương

Tại sao nói phát triển du lịch phải chia sẻ lợi ích kinh tế cho địa phương? Đó là bởi lẽ, khi chung ta phát triển du lịch tại một vùng miền hay một địa phương nào đó, việc khai thác tài nguyên và nguồn lực là điều tất yếu xảy ra, chính vì thế chỉ khai thác và biết đến lợi ích của mình mà không quan tâm đến lợi ích kinh tế chung và quyền lợi của người dân địa phương thì việc phát triền du lịch không gọi là phát triển du lịch bền vững. Một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách chính là nhờ tài nguyên vốn có của nó và sự độc đáo của văn hóa và đời sống của dân cư địa phương, chúng gắn bó với nhau, lồng ghép tạo nên sự thu hút riêng của địa điểm đó. Nếu là người khai thác du lịch thông minh sẽ sớm nhìn nhận thấy được sự phát triển của kinh tế xã hội của địa phương liên quan mật thiết đến sự phát triển của du lịch tại địa phương đó. Chẳng có du khách nào muốn đến nghỉ ngơi thư giãn tại những địa điểm mà kinh tế còn nghèo nàn, dân cư vì không có nền tảng về kinh tế mà lạc hậu, du lịch thì không gắn liền với văn hóa xã hội. Chưa kể, nếu khai thác du lịch mà không quan tâm đến đời sống kinh tế của dân cư địa phương thì rất dễ phát sinh ra những mâu thuẫn, không chỉ không hỗ trợ được về mặt kinh tế mà còn gây khó khăn, đẩy người dân địa phương vào tình thế phải khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương mình để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Điều này dẫn tới sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của một địa phương. Và thử nghĩ xem, nếu làm du lịch trên một vùng đất càng ngày càng kém phát triển thì mô hình du lịch của bạn sẽ ra sao? Đó có phải là phát triển du lịch bền vững không? Từ đó, chúng ta có thể thấy đời sống kinh tế của người dân và ngành du lịch tại địa phương đó có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Chính vì vây, phát triển du lịch bền vững phải đi kèm với đóng góp về mặt kinh tế cho địa phương.

Do đó, du lịch phải là đầu tàu cho nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển, làm nền tảng cho sự đa dạng hóa kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Phát triển du lịch bền vững chính là làm du lịch và hỗ trợ cho các ngành khác cùng phát triển, tạo việc làm cho người dân địa phương, đào tạo nguồn lực sẵn có góp phần nâng cao dân trí tại địa phương. Phát triển du lịch bền vững chính là giúp cho dân cư ở địa phương đó thấy được rằng họ có nhiêu nguồn tài nguyên cần được gìn giữ, bảo tồn và khai thác để phát triển một cách hợp lí. Nếu nhận thấy được tiềm năng kinh tế của ngành du lịch tại địa phương thì ngườidân sẽ không phải bỏ xứ để đi làm ăn, cũng chính nhờ thế mà ngành du lịch cũng tận dụng được một nguồn nhân lực dồi dào từ chính người dân địa phương đồng thời cũng hạn chế những được sự tổn hại đến môi trường . Sự tương hỗ trong việc phát triển sẽ giúp ngành du lịch sớm đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển du lịch bền vững

Để có thể phát triển du lịch bền vững tại một địa phương thì sự tham gia của cộng đồng địa phương đó trong hoạt động phát triển du lịch là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ như chúng ta đều biết. dân cư địa phương với những nét độc đáo rất riêng trong cách sống cách sinh hoạt, phong tục tập quán trở thành những yếu tố thu hút du khách. Người dân địa phương chính là những người có tình cảm sâu nặng và hiểu rõ về nơi mình sinh sống nhất nên nếu như chúng ta biết cách khuyến khích. Cổ động người dân tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch thì những đóng góp của họ đối với du lịch là vô cùng ý nghĩa. Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển du lịch bền vững không chỉ giúp cho dân cư có một nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa của người dân địa phương lẫn những người làm du lịch. Hơn thế nữa nếu như cộng đồng cư dân địa phương tham gia đóng góp vào việc phát triển du lịch thì sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất định cho du lịch vì chính họ là những người chủ nhân và là người có trách nhiệm chính đối với nguồn tài nguyên môi trường của khu vực. Việc khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển du lịch thể hiện qua việc khuyến khích họ sử dụng những nguồn lực vốn có của mình để phục vụ khách du lịch, tạo ra các dịch vụ tốt, đặc trưng và đem lại lợi nhuận như các dịch vụ vận chuyển, các làng nghề truyền thống, sản xuất và buôn bán các sản phẩm truyền thống, … Điều này làm vận hành sự phát triển du lịch theo hướng bền vững của tại các địa phương, vùng miền.

Việc khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển du lịch thể hiện qua việc khuyến khích họ sử dụng những nguồn lực vốn có của mình để phục vụ khách du lịch, tạo ra các dịch vụ tốt, đặc trưng và đem lại lợi nhuận như các dịch vụ vận chuyển, các làng nghề truyền thống, sản xuất và buôn bán các sản phẩm truyền thống, ...
Việc khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển du lịch thể hiện qua việc khuyến khích họ sử dụng những nguồn lực vốn có của mình để phục vụ khách du lịch, tạo ra các dịch vụ tốt, đặc trưng và đem lại lợi nhuận cao như các dịch vụ vận chuyển, các làng nghề truyền thống, sản xuất và buôn bán các sản phẩm truyền thống, …

Thường xuyên lắng nghe, trao đổi, tiếp thu ý kiến của nhân dân địa phương và các đối tượng có liên quan

Phát triển du lịch đem đến những tác động tích cực nhưng cũng đồng thời có những tác động tiêu cực đối với sự phát triển của kinh tế xã hôi và văn hóa của một địa phương. Bởi vì mang đến cho dân cư địa phương sự giao lưu trực tiếp với các luồng văn hóa khác nhau từ khách du lịch dẫn đến những sự biến động tiềm ẩn nên du lịch cần phải cẩn trọng trong việc dung hòa giữa phát triển du lịch và văn hóa xã hội của địa phương bằng cách thường xuyên lắng nghe, trao đổi và tiếp thu ý kiến của nhân dân địa phương và các đối tượng có liên quan. Sự tham khảo ý kiến quần chúng nhân dân chính là phương pháp kiểm soát và dung hòa sự phát triển của du lịch với mối quan hệ đối với người dân và tài nguyên môi trường ở địa phương sở tại. Nếu không có sự tham khảo ý kiến người dân thì các đơn vị làm du lịch sẽ không thể nhìn nhận được những mặt tiêu cực đối với việc khai thác và sử dụng nguồn lực tại địa phương, dễ gây ra những suy thoái về môi trường, văn hóa và xã hội của địa phương đó. như vậy, khó có thể thực hiện mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững. Chính vì thế, lắng nghe và tham khảo ý kiến của người dân địa phương là một điều cần thiết trong định hướng phát triển du lịch bền vững, cũng phù hợp với nguyên tắc khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào phát triển du lịch bền vững.

Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường

Đây là một trong những nguyên tắc quyết định sự phát triển bền vững của du lịch. Việc triển khai đào tạo một cách phù hợp nhất cho những người làm du lịch về tính chất phức tạp và tầm quan trọng của ngành du lịch không chỉ giúp người học có thêm những kiến thức và kĩ năng cần thiết về chuyên môn mà còn nâng cao ý thức và lòng tự hào về nghề nghiệp, giúp những người học du lịch luôn có ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để phục vụ cho du khách.

Bên cạnh đó, nội dung đào tạo cần phải bao gồm cả giáo dục về sự đa văn hóa để giúp người học có cái nhìn rộng hơn và những hiểu biết sâu hơn về văn hóa vùng miền và các quốc gia. Điều này làm cho người làm du lịch có được những cảm nhận tốt về văn hóa, từ đó hiểu được nhu cầu của cả khách hàng lần người dân ở địa phương sở tại.

Việc chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch mang lại những lợi ích lâu dài, phù hợp với định hướng phát triển du lịch bền vững . Việc đào tạo và sử dung lao động địa phương vừa có khả năng nâng cao chất lượng dịch vụ vừa nâng cao dân trí của địa phương. Nhờ vậy, biến địa phương đó thành một địa phương phát triển mạnh về du lịch, làm nền tảng cho phát triển du lịch bền vững. Hơn thế nữa việc đào tạo và sử dung lao động địa phương lồng ghép với những vấn đề du lịch bền vững ngoài việc gia tăng chất lượng dịch vụ còn có thể tăng cường bảo vệ và duy trì các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa xã hội.

Quảng bá và tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm

Quảng bá và tiếp thu du lịch một cách có trách nhiệm chính là cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về sản phẩm kể cả những tác động của nó đến dân cư và môi trường. Nhờ đó, ngành du lịch có  thể nâng cao chất lượng chất lượng môi trường tự nhiên bằng cách tính đến giá thành của các giá trị môi trường có xét đến nhu cầu của thế hệ tương lai. Phát triển du lịch bền vững định hướng tiếp thị phải bao gồm việc thường xuyên kiểm tra đánh giá nguồn cung tài nguyên thiên nhiên, văn hóa xã hội và các nguồn lực khác .

Quảng bá và tiếp thu du lịch một cách có trách nhiệm chính là cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về sản phẩm kể cả những tác động của nó đến dân cư và môi trường.
Quảng bá và tiếp thu du lịch một cách có trách nhiệm chính là cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về sản phẩm kể cả những tác động của nó đến dân cư và môi trường.

Do tính chất cũng như tốc độ phát triển nhanh của ngành du lịch trong những năm gần đây nên tiếp thị du lịch đặc biệt mang tính cạnh tranh cao. Khách hàng mua sản phẩm nhưng người ta không thể chạm vào hoặc dùng thử để kiểm tra nó. Chính vì thế, tiếp thị du lịch đóng một vai trò quan trọng đặc biệt trong việc thu hút khách hàng. Trong phát triển du lịch bền vững việc tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm sẽ không chỉ nâng cao sự uy tín và trải nghiệm khách hàng mà còn thể hiện sự thức gìn giữ và bảo tồn môi trường thiên nhiên địa phương.

Phát triển du lịch bền vững là một khái niệm quen thuộc, tuy nhiên không dễ để thực hiện được. Để thực hiện phát triển du lịch bền vững, các đơn vị làm du lịch cần tuân thủ một số  nguyên tắc cơ bản như bài viết đã nêu trên: khai thác và sử dụng nguồn lực, tài nguyên một cách hợp lí, tránh khai thác và tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên quá mức và giảm thiểu tối đa chất thải, phát triển du lịch bền vững phải đi kèm với bảo tồn và duy trì tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội, phát triển du lịch bền vững phải phù hợp với tổng thế kinh tế xã hội, phát triển du lịch phải chia sẻ lợi ích kinh tế cho địa phương,… Dựa vào các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, ngành du lịch có thể phát triển theo hướng vừa tạo ra lợi nhuận vừa gìn giữ và bảo các nguồn lực để tiếp tục phát triển du lịch trong tương lai.