Những ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa xã hội

Du lịch là một ngành đã và đang có những bước chuyển mình ngoạn mục, mang về nhiều lợi ích và những mặt tích cực cho không chỉ những người là du lịch mà còn cho nhân dân và đóng góp cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó, những mặt hạn chế, những ảnh hưởng tiêu cực của ngành du lịch không phải là không có, hơn nữa còn là một cái “gai nhọt” khó “nhổ” đối với văn hóa xã hội. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta đi sâu vào tìm hiểu những ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa xã hội hiện nay.

Ảnh hưởng rõ nét của du lịch đến văn hóa

Nhắc đến ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa xã hội người ta sẽ thường nghĩ ngay đến những lợi ích, những tác động tích cực nó mang lại. Vậy đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những ảnh hưởng tích cực của du lịch đến lĩnh vực văn hóa.

Những ảnh hưởng tích cực

Văn hóa chính là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên du lịch. Việc hình thành một chuyến du lịch bắt nguồn việc chúng ta mong muốn được khám phá, tìm hiểu và tự mình trải nghiệm những nét đặc trưng độc đáo về văn hóa mà trước đây chúng ta chưa từng được biết đến. Văn hóa chính là yếu tố cấu thành cũng như lôi cuốn khách du lịch. Nhờ nhu cầu được tìm hiểu và khám phá của con người mà văn hóa đem lại cho ngành du lịch một nguồn thu lớn. Vậy còn du lịch tác động tích cực đến văn hóa như thế nào?

Nhắc đến những tác động tích cực của du lịch đến văn hóa thì đầu tiên không thể không nhắc đến đây chính là một phương tiện vô cùng hiệu quả để quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước, con người, văn hóa của địa phương đến mọi miền đất nước cũng như là với bạn bè quốc tế. Du lịch phát triển khiến hình ảnh của địa phương hoặc của quốc gia trở nên đẹp hơn và nổi tiếng trong mắt bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, du lịch còn kéo đến những “luồng gió” văn hóa mới, tạo ra sự giao thoa, kết hợp độc đáo về văn hóa. Hơn thế nữa việc du lịch đưa những con người mới đến những địa điểm mới tạo ra sự giao thoa văn hóa cũng góp phần loại bỏ những hủ tục lạc hậu, đời sống văn hóa trở nên đặc sắc, độc đáo, hiện đại hơn và loại trừ dần những thứ đã không còn phù hợp. Du lịch còn giúp chúng ta biết đến và có ý thức trong việc giữ gìn và phát triển bản sắc, văn hóa dân tộc. Những nét đẹp về lối sống, phong tục tập quá, những kinh nghiệm quý giá, làng nghề thủ công truyền thống, các loại hình nghệ thuật xưa, … sẽ được con cháu đời sau biết đến, có ý thức giữ gìn và phát triển.

Du lịch kéo đến những "luồng gió" văn hóa mới, tạo ra sự giao thoa, kết hợp độc đáo về văn hóa.
Du lịch kéo đến những “luồng gió” văn hóa mới, tạo ra sự giao thoa, kết hợp độc đáo về văn hóa.

Sự phát triển của du lịch cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc bảo tồn các di sản văn hóa của quốc gia. Như chúng ta đều biết, nước ta là một đất nước có bề dày về lịch sử và những đặc sắc về truyền thống văn hóa. Chính vì thế có rất nhiều di tích lịch sử, sản vật văn hóa, … bị lãng quên và sắp trở thành một đống phế liệu. Nhờ du lịch, những di sản ấy được quan tâm khai thác du lịch, được trùng tu, sửa sang thành những vật phẩm, địa điểm có giá trí về du lịch cho đời sau.

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

Hơn nữa, du lịch phát triển cũng góp phần “truyền lửa” cho nhân dân về lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Du lịch đưa hình ảnh của địa phương, của đất nước đi xa hơn thúc đẩy lòng tự hào của người dân về vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh quan thiên nhiên ở quê hương đất nước mình, về lịch sử hòa hùng và văn hóa độc đáo của dân tộc mình, làm dấy lên tinh thần yêu nước vốn có trong mỗi người dân Việt Nam. Từ đó, mỗi người dân có ý thức phải giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Những ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, những tác động tiêu cực của du lịch đến văn hóa cũng xuất hiện từng ngày, từng giờ, trở thành một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay. Khi du lịch phát triển một cách nhanh chóng các công trình, di tích có nguy cơ bị hư hại bởi vì các công ty du lịch luôn muốn thu hút càng nhiều khách càng tốt dẫn đến bị quá tải về sức chưa. Tuy nhiên, các đơn vị kinh doanh du lịch thường chỉ muốn tối đa hóa lợi nhuận nên sẽ thường không tập trung sửa chữa, nâng cấp các công trình mà lại tập trung vào làm cách nào để có nhiều khách du lịch nhất có thể. Chính vì vậy, nguy cơ các công trình, di tích có giá trị về văn hóa, du lịch bị phá hủy khi du lịch ngày càng phát triển là rất cao.

Ngoài ra, sự phát triển của du lịch cũng rất dễ gây ra sự tha hóa, biến chất về văn hóa, không giữ gìn được bản sắc dân tộc,… Du lịch phát triển kéo theo sự du nhập của những cách nói chuyện, cách ăn mặc, cách ứng xử, … không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Chính vì thế chúng ta cần biết chọn lọc để tiếp thu, học hỏi những cái hay, cái đẹp nhưng vẫn giữ được những nét đẹp vốn có của bản sắc văn hóa dân tộc, đề cao tinh thần ” hòa nhập chứ không hòa tan”.

Chúng ta cần biết chọn lọc để tiếp thu, học hỏi những cái hay, cái đẹp nhưng vẫn giữ được những nét đẹp vốn có của bản sắc văn hóa dân tộc, đề cao tinh thần " hòa nhập chứ không hòa tan".
Chúng ta cần biết chọn lọc để tiếp thu, học hỏi những cái hay, cái đẹp nhưng vẫn giữ được những nét đẹp vốn có của bản sắc văn hóa dân tộc, đề cao tinh thần ” hòa nhập chứ không hòa tan”.

Du lịch phát triển dẫn đến lượng khách du lịch quốc tế đến với nước ta càng đông. Vì đặt chân đến một đất nước lạ và chưa kịp tìm hiểu về văn hóa, phong tục của Việt Nam nên dễ vi phạm các quy tắc chuẩn mực chung, có những hành động, trang phục, cách ứng xử không phù hợp, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân cư địa phương. Đây cùng là một điểm đáng lưu tâm về những tác động tiêu cực của du lịch đến văn hóa.

Xem thêm:

Ảnh hưởng rõ nét của du lịch đến xã hội

Ngoài những ảnh hưởng đến văn hóa, du lịch phát triển còn tác động rất lớn đến sự phát triển của xã hội. Cũng giống như văn hóa, những tác động của du lịch cũng có hai mặt của nó: mặt tích cực và tiêu cực.

Những ảnh hưởng tích cực

Nhìn vào mặt tích cực chúng ta có thể thấy, du lịch đem lại rất nhiều lợi ích cho đời sống xã hội của người dân. Không phải tự nhiên mà ngành du lịch được mệnh danh là con gà đẻ trứng vàng, nó không chỉ phát triển một mình mà còn tạo điều kiện thúc đẩy rất nhiều ngành nghề khác cùng phát triển như giao thông vận tải, ngân hàng, …

Du lịch phát triển còn làm giảm sự di cư của người dân từ vùng này sang vùng khác bởi vì du lịch phát triển khiến người dân địa phương có nhiều việc làm hơn, thu nhập ổn định, kinh tế phát triển mà dân cư chẳng phải bỏ xứ đi xa để lập nghiệp.

Một tác động tích cực rất dễ nhìn thấy và cũng chính là tác động trực tiếp nhất của du lịch đến với đời sống xã hội của con người đó chính là gia tăng sức khỏe về mặt tinh thần, đáp ứng nhu cầu được khám phá, nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí của con người. Ở một đất nước mà ngành du lịch phát triển thì người dân dễ tiếp cận hơn với những dịch vụ tốt mà giá thành lại rẻ. Từ đó, giúp cải thiện cuộc sống, gắn kết tình thân, nâng cao đời sống tinh thần, gia tăng sức khỏe, tuổi thọ,… cho con người.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu được nghỉ ngơi, thư giãn và khám phá của con người, du lịch phát triển còn làm giảm sự di cư của người dân từ vùng này sang vùng khác bởi vì du lịch phát triển khiến người dân địa phương có nhiều việc làm hơn, thu nhập ổn định, kinh tế phát triển mà dân cư chẳng phải bỏ xứ đi xa để lập nghiệp.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu được nghỉ ngơi, thư giãn và khám phá của con người, du lịch phát triển còn làm giảm sự di cư của người dân từ vùng này sang vùng khác bởi vì du lịch phát triển khiến người dân địa phương có nhiều việc làm hơn, thu nhập ổn định, kinh tế phát triển mà dân cư chẳng phải bỏ xứ đi xa để lập nghiệp.

Tham khảo văn hóa dân tộc tại Sapa tại https://dulichkhatvongviet.com/du-lich-sapa-kham-pha-di-san-van-hoa-dan-gian/

Du lịch phát triển cũng góp phần xóa đói giảm nghèo. Bởi lẽ, ngành du lịch phát triển tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người dân địa phương với nguồn thu nhập cao, các làng nghề thủ công, mỹ nghệ cũng được biết đến rộng rãi hơn, các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ cũng được bán với giá thành cao hơn đem lại một nguồn thu nhập đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo chi người dân nhiều địa phương.

Bên cạnh đó, du lịch cũng giống như một phương tiện liên kết, một sợi dây kết nối con người lại với nhau. Khi đi du lịch, mọi người ở khách vùng miền địa lí trở nên hiểu nhau hơn, gần gũi nhau hơn, tạo điều kiện để người dân cả nước xóa đi khoảng cách vùng miền, giúp con người củng cố các mối quan hệ xã hội,… Hơn nữa, du lịch là cầu nối để các quốc gia, dân tộc trên thế giới có sự hiểu biết lẫn nhau từ đó làm khăng khít các mối quan hệ đối ngoại.

Ngoài ra việc du lịch phát triển cũng vô cùng có ích cho quá trình nâng cao dân trí, nâng cao trình độ văn hóa của cả khách du lịch lẫn người dân địa phương và cả người làm du lịch. Không những thế du lịch phát triển làm cái nhìn của bạn bè quốc tế về Việt Nam trở nên tốt đẹp hơn, khơi dậy lòng yêu nước và niềm tự hào đối với thiên nhiên và con người Việt Nam.

Những ảnh hưởng tiêu cực

Cũng giống như trong lĩnh vực văn hóa, đối với xã hội, du lịch phát triển vừa đem lại nhiều mặt tích cực nhưng đồng thời cũng có rất nhiều hạn chế cần khắc phục. Du lịch phát triển thu hút rất nhiều khách du lịch đến với một địa phương nào đó, điều này có thể gây ra sự quá tải dân số cục bộ, từ đó cũng làm giảm đi lượng tài nguyên và các tiện ích dành cho người dân địa phương. Việc làm gia tăng dân số cục bộ do du lịch gây nên cũng tác động đến sự quá tải trong giao thông, thông tin liên lạc, …

Du lịch phát triển thu hút rất nhiều khách du lịch đến với một địa phương nào đó, điều này có thể gây ra sự quá tải dân số cục bộ, từ đó cũng làm giảm đi lượng tài nguyê, các tiện ích dành cho người dân địa phương và làm quá tải giao thông, liên lạc, ...
Du lịch phát triển thu hút rất nhiều khách du lịch đến với một địa phương nào đó, điều này có thể gây ra sự quá tải dân số cục bộ, từ đó cũng làm giảm đi lượng tài nguyên, các tiện ích dành cho người dân địa phương và làm quá tải giao thông, liên lạc, …

Mặt hạn chế dễ nhìn thấy nhất mà du lịch tác động lên xã hội chính là khi du lịch phát triển cũng chính là thời điểm các tệ nạn xã hội tăng mạnh. Du lịch chính là một “mồi lửa” châm ngòi cho rất nhiều tệ nạn xã hội, là cơ hội tốt để phát triển nạn cướp giật, lừa đảo, mại dâm, cờ bạc, … gây mất trật tự an ninh xã hội. Hơn nữa, một vấn đề nóng không thể không nhắc đến hiện nay chính là việc du lịch từ vùng này sang vùng khác góp phần lây lan dịch dịch bệnh.

Du lịch phát triển dẫn đến việc du nhập văn hóa, cách sống của rất nhiều những con người đến từ những vùng miền, quốc giá khác nhau với sự cởi mở, phóng khoáng và những thú vui mới lạ thu hút phần đông giới trẻ, nếu không biết chắt lọc để học hỏi những điều phù hợp rất dễ dẫn đến sự suy đồi trong văn hóa, đạo đức. Bên cạnh đó, việc có nhiều người đến từ những vùng miền, lãnh thổ, quốc gia khác nhau sẽ có những quan điểm về tôn giáo, chính trị và lối sống khác nhau nên rất dễ xảy ra xung đột, tranh chấp, là nguồn cơn tạo ra căng thẳng giữa các mối quan hệ xã hội, có thể gây nên các vụ ẩu đả do mâu thuẫn làm mất trật tự an ninh xã hội.

Nói tóm lại, qua việc nhìn nhận lại những ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa xã hội thì chúng ta có thể thấy du lịch thật sự là một ngành tiềm năng và đem lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, giống như một đồng tiền xu, cái gì cũng có hai mặt của nó, việc du lịch phát triển cũng đem lại những mặt trái nhất định cho xã hội. Điều quan trọng nhất đó chính là nhìn nhận được những hạn chế để từ đó tìm được những cách giải quyết hợp lí, những biện pháp để khắc phục, sao cho vừa có thể phát triển du lịch bền vững, vừa phát triển văn hóa xã hội.