Tuyên bố về du lịch có trách nhiệm bền vững tại Việt Nam

 

Tại Hội nghị về Sự bền vững của Phát triển Du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam 2014 được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 13/11/2014, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã đọc Tuyên bố về du lịch có trách nhiệm bền vững tại Việt Nam. Xin trân trọng đăng tải toàn văn tuyên bố để quý vị có thể tham khảo.

Sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và đang tạo dựng Việt Nam thành  một điểm đến du lịch hấp dẫn, quan trọng, được biết đến rộng rãi trên thế giới.

 

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

Tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững đã được nhận thức rõ và đó là điều vô cùng cần thiết để đạt được thành công tiếp theo và đem lại lợi ích trong tương lai. Lồng ghép Du lịch có trách nhiệm trong quy hoạch, quản lý và hành động du lịch tại Việt Nam sẽ là kim chỉ nam, định hướng cho sự phát triển của ngành kinh tế năng động này và qua đó đưa Việt Nam trở thành một điểm đến có chất lượng cao, có sức cạnh tranh và bền vững, đóng góp thích đáng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của cả đất nước và từng địa phương, vùng, miền.

 

Tiếp theo kết quả từ hai Hội nghị Du lịch có trách nhiệm trước (2012, 2013), dự án EU đã cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật cho ngành Du lịch trong việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển du lịch. Chúng tôi cam kết về việc tiếp cận Du lịch có trách nhiệm và các trụ cột  trong khung chính sách du lịch có trách nhiệm tại Việt nam, để đưa ra chiến lược và cách tiếp cận toàn diện cho sự phát triển du lịch, bằng cách nhấn mạnh vai trò quan trọng của tất cả các bên liên quan, đóng góp vào việc tạo ra và duy trì một ngành năng động, cạnh tranh hiệu quả, bền vững và có khả năng phát huy tốt nhất, đầy đủ nhất tiềm năng sẵn có, góp phần phát triển kinh tế – xã hội quốc gia và địa phương.

 

6 trụ cột trong khung chính sách du lịch có trách nhiệm:

 

Trụ cột 1. Thực hiện tốt quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch

Tạo sự  năng động và hiệu quả cho ngành du lịch Việt Nam, thông qua xây dựng và thực thi các chính sách rõ ràng, toàn diện để định hướng và hỗ trợ điều phối các bên liên quan và để nâng cao khả năng cạnh tranh, tính bền vững và sức mạnh chung của ngành.

 

Trụ cột 2. Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch và các thị trường bền vững

Tăng cường năng lực cạnh tranh của đầu tư du lịch, của hoạt động kinh doanh du lịch, sản phẩm/ dịch vụ du lịch và đảm bảo tăng trưởng bền vững, toàn diện, tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp lữ hành và du khách.

 

Trụ cột 3. Lấy du lịch làm động lực/ bàn đạp để phát triển kinh tế – xã hội

Tối đa hóa đóng góp của ngành Du lịch vào phát triển tổng thể kinh tế – xã hội và giảm nghèo thông qua quy hoạch, phát triển và hoạt động cụ thể.

 

Trụ cột 4. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về du lịch bền vững

Nâng cao nhận thức  toàn xã hội về tiềm năng của du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội ổn định, từ đó đem lại cho cả du khách và người dân những lợi ích, trải nghiệm tích cực.

 

Trụ cột 5. Phát triển nhân lực Du lịch chuyên nghiệp, có kỹ năng với điều kiện làm việc tốt

Hình thành lực lượng lao động được đào tạo, được trưng dụng hợp lý, có khả năng quản lý, có kiến thức, kỹ năng kinh doanh, đồng thời tạo ra một cộng đồng gắn kết, góp phần mang lại sự hài lòng cho du khách và lợi ích thiết thực cho người dân địa phương.

 

Trụ cột 6. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản tự nhiên, văn hóa một cách thận trọng

Đảm bảo ngành du lịch và tất cả các bên liên quan đóng vai trò tích cực trong việc quản lý bền vững các nguồn lực tài nguyên tự nhiên và văn hóa, bao gồm cả việc khai thác bền vững bởi các ngành khác.

 

Chúng ta hỗ trợ và hướng tới các hoạt động và quảng bá, phát triển du lịch theo các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm, tiến tới tương lai bền vững hơn cho du lịch Việt Nam.

 

Vì vậy, chúng ta cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan chính như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Hiệp hội Khách sạn Việt Nam, Hội đồng Cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch để đảm bảo rằng Hướng dẫn Khung chính sách du lịch có trách nhiệm sẽ được thông qua ở cấp Chính phủ và được thể chế hóa trong luật Du lịch Việt Nam.

 



 

Tại Hội nghị về Sự bền vững của Phát triển Du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam 2014 được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 13/11/2014, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã đọc Tuyên bố về du lịch có trách nhiệm bền vững tại Việt Nam. Xin trân trọng đăng tải toàn văn tuyên bố để quý vị có thể tham khảo.

Sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và đang tạo dựng Việt Nam thành  một điểm đến du lịch hấp dẫn, quan trọng, được biết đến rộng rãi trên thế giới.

 

Tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững đã được nhận thức rõ và đó là điều vô cùng cần thiết để đạt được thành công tiếp theo và đem lại lợi ích trong tương lai. Lồng ghép Du lịch có trách nhiệm trong quy hoạch, quản lý và hành động du lịch tại Việt Nam sẽ là kim chỉ nam, định hướng cho sự phát triển của ngành kinh tế năng động này và qua đó đưa Việt Nam trở thành một điểm đến có chất lượng cao, có sức cạnh tranh và bền vững, đóng góp thích đáng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của cả đất nước và từng địa phương, vùng, miền.

 

Tiếp theo kết quả từ hai Hội nghị Du lịch có trách nhiệm trước (2012, 2013), dự án EU đã cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật cho ngành Du lịch trong việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển du lịch. Chúng tôi cam kết về việc tiếp cận Du lịch có trách nhiệm và các trụ cột  trong khung chính sách du lịch có trách nhiệm tại Việt nam, để đưa ra chiến lược và cách tiếp cận toàn diện cho sự phát triển du lịch, bằng cách nhấn mạnh vai trò quan trọng của tất cả các bên liên quan, đóng góp vào việc tạo ra và duy trì một ngành năng động, cạnh tranh hiệu quả, bền vững và có khả năng phát huy tốt nhất, đầy đủ nhất tiềm năng sẵn có, góp phần phát triển kinh tế – xã hội quốc gia và địa phương.

 

6 trụ cột trong khung chính sách du lịch có trách nhiệm:

 

Trụ cột 1. Thực hiện tốt quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch

Tạo sự  năng động và hiệu quả cho ngành du lịch Việt Nam, thông qua xây dựng và thực thi các chính sách rõ ràng, toàn diện để định hướng và hỗ trợ điều phối các bên liên quan và để nâng cao khả năng cạnh tranh, tính bền vững và sức mạnh chung của ngành.

 

Trụ cột 2. Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch và các thị trường bền vững

Tăng cường năng lực cạnh tranh của đầu tư du lịch, của hoạt động kinh doanh du lịch, sản phẩm/ dịch vụ du lịch và đảm bảo tăng trưởng bền vững, toàn diện, tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp lữ hành và du khách.

 

Trụ cột 3. Lấy du lịch làm động lực/ bàn đạp để phát triển kinh tế – xã hội

Tối đa hóa đóng góp của ngành Du lịch vào phát triển tổng thể kinh tế – xã hội và giảm nghèo thông qua quy hoạch, phát triển và hoạt động cụ thể.

 

Trụ cột 4. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về du lịch bền vững

Nâng cao nhận thức  toàn xã hội về tiềm năng của du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội ổn định, từ đó đem lại cho cả du khách và người dân những lợi ích, trải nghiệm tích cực.

 

Trụ cột 5. Phát triển nhân lực Du lịch chuyên nghiệp, có kỹ năng với điều kiện làm việc tốt

Hình thành lực lượng lao động được đào tạo, được trưng dụng hợp lý, có khả năng quản lý, có kiến thức, kỹ năng kinh doanh, đồng thời tạo ra một cộng đồng gắn kết, góp phần mang lại sự hài lòng cho du khách và lợi ích thiết thực cho người dân địa phương.

 

Trụ cột 6. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản tự nhiên, văn hóa một cách thận trọng

Đảm bảo ngành du lịch và tất cả các bên liên quan đóng vai trò tích cực trong việc quản lý bền vững các nguồn lực tài nguyên tự nhiên và văn hóa, bao gồm cả việc khai thác bền vững bởi các ngành khác.

 

Chúng ta hỗ trợ và hướng tới các hoạt động và quảng bá, phát triển du lịch theo các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm, tiến tới tương lai bền vững hơn cho du lịch Việt Nam.

 

Vì vậy, chúng ta cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan chính như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Hiệp hội Khách sạn Việt Nam, Hội đồng Cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch để đảm bảo rằng Hướng dẫn Khung chính sách du lịch có trách nhiệm sẽ được thông qua ở cấp Chính phủ và được thể chế hóa trong luật Du lịch Việt Nam.