Những bước đi chiến lược trong năm 2016 của Dự án EU-ESRT

 

Trên cơ sở đồng thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Phái đoàn Liên minh Châu Âu về việc kéo dài thời gian thực hiện Dự án thêm 12 tháng từ 11/11/2015 đến 10/11/2016, căn cứ yêu cầu phát triển Du lịch trong tình hình mới và kết quả đạt được trong năm 2015, Dự án EU-ESRT đã hoàn thành xây dựng Kế hoạch hoạt động năm 2015 – 2016, năm hoạt động cuối cùng của Dự án. Kế hoạch này đã được Ban chỉ đạo Dự án, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam phê duyệt tháng 11/2015.

Các hoạt động của Dự án trong năm gia hạn tiếp tục được triển khai theo nội dung thuộc 3 hợp phần: Hỗ trợ chính sách và Tăng cường thể chế, Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và đối thoại công – tư và Giáo dục và Đào tạo nghề.

Về hỗ trợ chính sách và tăng cường thể chế, trong năm 2016, Dự án sẽ đặc biệt tập trung hỗ trợ xây dựng năng lực cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Du lịch trên toàn quốc về hoạt động hoạch định chính sách, quy hoạch và quản lý du lịch có trách nhiệm cũng như vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Dự án cũng lập kế hoạch thực hiện nâng cao nhận thức về du lịch và du lịch có trách nhiệm, đặc biệt về vấn đề biến đổi khí hậu khi nhân tố này đang có những tác động mạnh mẽ tới ngành Du lịch.

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

Do Châu Âu là một trong những thị trường trọng điểm của ngành Du lịch nên Dự án đang lập kế hoạch tiếp tục hỗ trợ Tổng cục Du lịch quảng bá và marketing du lịch Việt Nam tới các nước Tây Âu cũng như tham gia hội chợ du lịch và lữ hành lớn nhất Châu Âu ITB tại Béc-lin vào tháng 3/2016.

Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch cũng là đơn vị nhận được nhiều sự hỗ trợ tích cực từ Dự án trong năm tới. Các hoạt động quan trọng là hỗ trợ Viện thực hiện chiến lược phát triển hoạt động và tiếp tục lập kế hoạch xây dựng năng lực cho Viện bằng việc đưa mạng lưới nghiên cứu của Viện vào chiến lược phát triển điểm đến du lịch.

Ngoài ra, trong năm 2016, Dự án sẽ tiếp tục xây dựng chi tiết và đề xuất các hướng dẫn về chính sách du lịch có trách nhiệm phù hợp với nghị quyết của Chính phủ với các công cụ và hành động cụ thể. Các hướng dẫn chính sách này cũng sẽ được áp dụng vào chính sách phát triển du lịch tại 3 điểm đến thí điểm là khu vực 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, khu vực Duyên hải miền Trung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và đối thoại công – tư, Dự án tiếp tục hỗ trợ củng cố và xây dựng chức năng của Hội đồng Tư vấn Du lịch và đối thoại công – tư với các hiệp hội trong Ngành đồng thời phát triển các điểm đến Du lịch có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ.

Mô hình Hội đồng Tư vấn Du lịch được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ đối tác công – tư nhằm hỗ trợ Tổng cục Du lịch, hoạt động với chức năng như một Cơ quan Xúc tiến Du lịch, đóng góp vào chính sách cũng như đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ cho ngành Du lịch.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ cho các cuộc họp của Hội đồng Tư vấn Du lịch cũng như các Tổ công tác, Dự án EU cũng sẽ hỗ trợ Hội đồng để thành lập một Ban Thư ký có đủ năng lực làm việc cũng như có một nền tảng tài chính vững chắc, đảm bảo tính bền vững của Hội đồng trong tương lai. Hơn nữa, cả ba Tổ công tác của Hội đồng trên các lĩnh vực: Quản lý chất lượng dịch vụ du lịch và Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; Chính sách và thể chế Xúc tiến quảng bá du lịch cũng cần được đưa vào cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn của Tổng cục Du lịch và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 

Dựa trên nền tảng hợp tác tốt đẹp giữa Tổng cục Du lịch và Hội đồng Tư vấn Du lịch, Dự án lập kế hoạch bước đầu kết nối các tổ công tác của Hội đồng Tư vấn Du lịch với các Tổ công tác tại ba điểm đến thí điểm của Dự án. Hi vọng rằng cơ chế này có thể đảm bảo duy trì sự kết nối trực tiếp giữa các nhà hoạch định chính sách của Tổng cục Du lịch với các Tổ công tác của Hội đồng Tư vấn Du lịch cũng như các Tổ chức quản lý điểm đến về các vấn đề có tính quan trọng của Ngành.

Các hoạt động của Dự án trong những năm qua về quản lý điểm đến đã nhận được sự đánh giá tích cực từ phía nhà tài trợ. Do đó, trong năm tiếp theo, Dự án sẽ phát triển hơn nữa các điểm đến Du lịch có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ. Đồng thời, năng lực của các Hiệp hội Du lịch trong Ngành, đặc biệt là Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng như các Hiệp hội Du lịch cấp tỉnh sẽ được Dự án quan tâm hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực hoạt động trong thời gian tới. Các phiên họp đối thoại với doanh nghiệp, trong đó có Hội nghị doanh nghiệp Du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ của Dự án trong năm 2016.

Về Giáo dục và Đào tạo nghề trong Ngành Du lịch, Dự án EU sẽ tiếp tục hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề du lịch, đặc biệt đối với các môn học du lịch/khách sạn, trong đó có mối liên hệ trực tiếp giữa đào tạo kỹ năng và chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố then chốt tạo nên một ngành Du lịch có khả năng cạnh tranh cao, nhất là trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (gọi tắt là AEC) chính thức được thành lập vào ngày 1/1/2016. Do đó, Dự án đã, đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ Tổng cục Du lịch triển khai Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau về nghề Du lịch trong ASEAN (MRA-TP) và phổ biến tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam.

Đáng chú ý, tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) đã được Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch/Tổng cục Du lịch thông qua. Đây sẽ là nền tảng kiến thức căn bản cho các khóa đào tạo giảng viên tại năm trường đào tạo Du lịch mới (tại các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Gia Lai và Kiên Giang), đã được nhận sự hỗ trợ về trang thiết bị đào tạo của Dự án trước đó, cũng như các khóa đào tạo cho cán bộ quản lý khách sạn tại ba điểm đến thí điểm.

Do đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về phát triển Du lịch bền vững và Du lịch có trách nhiệm, Dự án EU sẽ tiếp tục xây dựng tài liệu về các nguyên tắc, thực hành tốt về du lịch có trách nhiệm đồng thời phổ biến những tài liệu này đến các cấp. Mọi hoạt động tăng cường và nâng cao nhận thức sẽ được Dự án lồng ghép với các phương tiện thông tin, sản phẩm in ấn và điện tử.



 

Trên cơ sở đồng thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Phái đoàn Liên minh Châu Âu về việc kéo dài thời gian thực hiện Dự án thêm 12 tháng từ 11/11/2015 đến 10/11/2016, căn cứ yêu cầu phát triển Du lịch trong tình hình mới và kết quả đạt được trong năm 2015, Dự án EU-ESRT đã hoàn thành xây dựng Kế hoạch hoạt động năm 2015 – 2016, năm hoạt động cuối cùng của Dự án. Kế hoạch này đã được Ban chỉ đạo Dự án, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam phê duyệt tháng 11/2015.

Các hoạt động của Dự án trong năm gia hạn tiếp tục được triển khai theo nội dung thuộc 3 hợp phần: Hỗ trợ chính sách và Tăng cường thể chế, Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và đối thoại công – tư và Giáo dục và Đào tạo nghề.

Về hỗ trợ chính sách và tăng cường thể chế, trong năm 2016, Dự án sẽ đặc biệt tập trung hỗ trợ xây dựng năng lực cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Du lịch trên toàn quốc về hoạt động hoạch định chính sách, quy hoạch và quản lý du lịch có trách nhiệm cũng như vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Dự án cũng lập kế hoạch thực hiện nâng cao nhận thức về du lịch và du lịch có trách nhiệm, đặc biệt về vấn đề biến đổi khí hậu khi nhân tố này đang có những tác động mạnh mẽ tới ngành Du lịch.

Do Châu Âu là một trong những thị trường trọng điểm của ngành Du lịch nên Dự án đang lập kế hoạch tiếp tục hỗ trợ Tổng cục Du lịch quảng bá và marketing du lịch Việt Nam tới các nước Tây Âu cũng như tham gia hội chợ du lịch và lữ hành lớn nhất Châu Âu ITB tại Béc-lin vào tháng 3/2016.

Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch cũng là đơn vị nhận được nhiều sự hỗ trợ tích cực từ Dự án trong năm tới. Các hoạt động quan trọng là hỗ trợ Viện thực hiện chiến lược phát triển hoạt động và tiếp tục lập kế hoạch xây dựng năng lực cho Viện bằng việc đưa mạng lưới nghiên cứu của Viện vào chiến lược phát triển điểm đến du lịch.

Ngoài ra, trong năm 2016, Dự án sẽ tiếp tục xây dựng chi tiết và đề xuất các hướng dẫn về chính sách du lịch có trách nhiệm phù hợp với nghị quyết của Chính phủ với các công cụ và hành động cụ thể. Các hướng dẫn chính sách này cũng sẽ được áp dụng vào chính sách phát triển du lịch tại 3 điểm đến thí điểm là khu vực 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, khu vực Duyên hải miền Trung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và đối thoại công – tư, Dự án tiếp tục hỗ trợ củng cố và xây dựng chức năng của Hội đồng Tư vấn Du lịch và đối thoại công – tư với các hiệp hội trong Ngành đồng thời phát triển các điểm đến Du lịch có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ.

Mô hình Hội đồng Tư vấn Du lịch được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ đối tác công – tư nhằm hỗ trợ Tổng cục Du lịch, hoạt động với chức năng như một Cơ quan Xúc tiến Du lịch, đóng góp vào chính sách cũng như đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ cho ngành Du lịch.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ cho các cuộc họp của Hội đồng Tư vấn Du lịch cũng như các Tổ công tác, Dự án EU cũng sẽ hỗ trợ Hội đồng để thành lập một Ban Thư ký có đủ năng lực làm việc cũng như có một nền tảng tài chính vững chắc, đảm bảo tính bền vững của Hội đồng trong tương lai. Hơn nữa, cả ba Tổ công tác của Hội đồng trên các lĩnh vực: Quản lý chất lượng dịch vụ du lịch và Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; Chính sách và thể chế Xúc tiến quảng bá du lịch cũng cần được đưa vào cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn của Tổng cục Du lịch và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 

Dựa trên nền tảng hợp tác tốt đẹp giữa Tổng cục Du lịch và Hội đồng Tư vấn Du lịch, Dự án lập kế hoạch bước đầu kết nối các tổ công tác của Hội đồng Tư vấn Du lịch với các Tổ công tác tại ba điểm đến thí điểm của Dự án. Hi vọng rằng cơ chế này có thể đảm bảo duy trì sự kết nối trực tiếp giữa các nhà hoạch định chính sách của Tổng cục Du lịch với các Tổ công tác của Hội đồng Tư vấn Du lịch cũng như các Tổ chức quản lý điểm đến về các vấn đề có tính quan trọng của Ngành.

Các hoạt động của Dự án trong những năm qua về quản lý điểm đến đã nhận được sự đánh giá tích cực từ phía nhà tài trợ. Do đó, trong năm tiếp theo, Dự án sẽ phát triển hơn nữa các điểm đến Du lịch có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ. Đồng thời, năng lực của các Hiệp hội Du lịch trong Ngành, đặc biệt là Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng như các Hiệp hội Du lịch cấp tỉnh sẽ được Dự án quan tâm hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực hoạt động trong thời gian tới. Các phiên họp đối thoại với doanh nghiệp, trong đó có Hội nghị doanh nghiệp Du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ của Dự án trong năm 2016.

Về Giáo dục và Đào tạo nghề trong Ngành Du lịch, Dự án EU sẽ tiếp tục hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề du lịch, đặc biệt đối với các môn học du lịch/khách sạn, trong đó có mối liên hệ trực tiếp giữa đào tạo kỹ năng và chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố then chốt tạo nên một ngành Du lịch có khả năng cạnh tranh cao, nhất là trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (gọi tắt là AEC) chính thức được thành lập vào ngày 1/1/2016. Do đó, Dự án đã, đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ Tổng cục Du lịch triển khai Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau về nghề Du lịch trong ASEAN (MRA-TP) và phổ biến tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam.

Đáng chú ý, tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) đã được Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch/Tổng cục Du lịch thông qua. Đây sẽ là nền tảng kiến thức căn bản cho các khóa đào tạo giảng viên tại năm trường đào tạo Du lịch mới (tại các tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Gia Lai và Kiên Giang), đã được nhận sự hỗ trợ về trang thiết bị đào tạo của Dự án trước đó, cũng như các khóa đào tạo cho cán bộ quản lý khách sạn tại ba điểm đến thí điểm.

Do đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về phát triển Du lịch bền vững và Du lịch có trách nhiệm, Dự án EU sẽ tiếp tục xây dựng tài liệu về các nguyên tắc, thực hành tốt về du lịch có trách nhiệm đồng thời phổ biến những tài liệu này đến các cấp. Mọi hoạt động tăng cường và nâng cao nhận thức sẽ được Dự án lồng ghép với các phương tiện thông tin, sản phẩm in ấn và điện tử.