Ngày 26/2/2016, phiên họp cấp cao Hợp tác phát triển Du lịch bốn tỉnh Bắc Miền Trung (Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình) đã diễn ra tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình nhằm thảo luận về hợp tác liên kết phát triển du lịch ở cấp vùng. Phiên họp được tổ chức với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án EU-ESRT.
Phát biểu khai mạc, đại diện lãnh đạo Tổng cục Du lịch cho biết trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng Bắc Trung Bộ là một khu vực phát triển du lịch có vai trò và vị trí rất quan trọng của cả nước, trong đó 4 địa phương Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra cho vùng.
Chính vì vậy đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch vùng bắc Miền Trung luôn là mối quan tâm và là một trong những nội dung quan trọng trong công tác chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của Tổng cục Du lịch.
Phát biểu tại phiên họp, ông Tom Corrie, Phó ban Hợp tác và Phát triển, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho biết: “Dự án EU-ESRT đã tư vấn xây dựng cơ cấu quản lý điểm đến giúp Du lịch phát triển bền vững. Một tổ chức được sắp xếp hợp lý và được tài trợ đầy đủ để làm nhiệm vụ quản lý điểm đến một cách chuyên nghiệp sẽ là yếu tố mang tính quyết định hỗ trợ du lịch phát triển, đặc biệt tại những điểm đến mà du lịch đóng vai trò là một động lực kinh tế quan trọng như tại khu vực Bắc miền Trung”.
Tại phiên họp, ông Vũ Quốc Trí, Giám đốc Dự án EU-ESRT đã trình bày về Tổ chức Quản lý điểm đến đa thành phần và nguyên tắc hỗ trợ của Dự án EU đối với mô hình liên kết vùng. Những đóng góp kỹ thuật của Dự án được xây dựng dựa trên kết quả đạt được từ ba mô hình Tổ chức Quản lý điểm đến Vùng đã nhận được sự hỗ trợ của Dự án gồm 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, 3 tỉnh Duyên hải miền Trung và 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo mô hình Dự án đề xuất, tổ chức Quản lý điểm đến đa thành phần sẽ có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch, các cơ quan liên quan, khu vực tư nhân, cơ sở đào tạo và cộng đồng địa phương, tập trung vào ba lĩnh vực chính gồm Phát triển sản phẩm Du lịch vùng, Quảng bá, xúc tiến vùng và Phát triển nhân lực Du lịch và Chất lượng dịch vụ.
Bà Mary McKeon, Trưởng nhóm Tư vấn của Dự án EU-ESRT tiếp nối bằng những cập nhật về các hoạt động hỗ trợ của Dự án và kết quả đạt được tại khu vực 4 tỉnh Bắc Miền Trung trong giai đoạn 2013 – 2015. Chuyên gia cũng cam kết trong năm 2016, Dự án sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ về mặt kỹ thuật để các tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình có thể phát triển du lịch có tránh nhiệm một cách bền vững. Năm vấn đề chính được chú trọng gồm: Hình thành và đưa vào hoạt động Tổ chức Quản lý điểm đến đa thành phần; Phát triển đối thoại công-tư; Tăng cường vai trò của các Hiệp hội du lịch tỉnh; Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm; Quảng bá điểm đến vùng; và Đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực.
Chuyên gia đề xuất, để đảm bảo tính bền vững trong tương lai, các địa phương cần xem xét thiết lập một tổ công tác điều phối các hoạt động du lịch cấp điểm đến, tiến tới hình thành một Ban điều phối phát triển du lịch Vùng. Đồng thời, cần phổ biến các kiến thức về Du lịch có trách nhiệm tới các chủ thể và phổ biến Chiến lược Quản lý điểm đến tới các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Hơn nữa, sự tham gia của khối tư nhân, xây dựng một quỹ chung dành cho các hoạt động marketing, tăng cường công tác marketing và e-marketing điểm đến của khu vực cũng là những yếu tố quan trọng.
Kinh nghiệm về mô hình quản lý điểm đến hiệu quả mà Dự án EU-ESRT hỗ trợ xây dựng tại khu vực Duyên hải miền Trung cho thấy sự thông qua kịp thời ở lãnh đạo cấp cao cũng như sự hợp lực tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là khu vực tư nhân, sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công.
Kết thúc phiên họp, đại diện lãnh đạo bốn tỉnh đã ký Biên bản thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch, tạo cơ sở để khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của từng địa phương và thúc đẩy tăng trưởng du lịch của khu vực một cách bền vững. Thỏa thuận này tập trung vào bốn nội dung: Hợp tác xây dựng cơ chế chính sách quản lý và phát triển du lịch địa phương, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch và hợp tác phát triển nhân lực du lịch.
Ngày 26/2/2016, phiên họp cấp cao Hợp tác phát triển Du lịch bốn tỉnh Bắc Miền Trung (Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình) đã diễn ra tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình nhằm thảo luận về hợp tác liên kết phát triển du lịch ở cấp vùng. Phiên họp được tổ chức với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án EU-ESRT.
Phát biểu khai mạc, đại diện lãnh đạo Tổng cục Du lịch cho biết trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng Bắc Trung Bộ là một khu vực phát triển du lịch có vai trò và vị trí rất quan trọng của cả nước, trong đó 4 địa phương Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra cho vùng.
Chính vì vậy đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch vùng bắc Miền Trung luôn là mối quan tâm và là một trong những nội dung quan trọng trong công tác chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của Tổng cục Du lịch.
Phát biểu tại phiên họp, ông Tom Corrie, Phó ban Hợp tác và Phát triển, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho biết: “Dự án EU-ESRT đã tư vấn xây dựng cơ cấu quản lý điểm đến giúp Du lịch phát triển bền vững. Một tổ chức được sắp xếp hợp lý và được tài trợ đầy đủ để làm nhiệm vụ quản lý điểm đến một cách chuyên nghiệp sẽ là yếu tố mang tính quyết định hỗ trợ du lịch phát triển, đặc biệt tại những điểm đến mà du lịch đóng vai trò là một động lực kinh tế quan trọng như tại khu vực Bắc miền Trung”.
Tại phiên họp, ông Vũ Quốc Trí, Giám đốc Dự án EU-ESRT đã trình bày về Tổ chức Quản lý điểm đến đa thành phần và nguyên tắc hỗ trợ của Dự án EU đối với mô hình liên kết vùng. Những đóng góp kỹ thuật của Dự án được xây dựng dựa trên kết quả đạt được từ ba mô hình Tổ chức Quản lý điểm đến Vùng đã nhận được sự hỗ trợ của Dự án gồm 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, 3 tỉnh Duyên hải miền Trung và 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo mô hình Dự án đề xuất, tổ chức Quản lý điểm đến đa thành phần sẽ có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch, các cơ quan liên quan, khu vực tư nhân, cơ sở đào tạo và cộng đồng địa phương, tập trung vào ba lĩnh vực chính gồm Phát triển sản phẩm Du lịch vùng, Quảng bá, xúc tiến vùng và Phát triển nhân lực Du lịch và Chất lượng dịch vụ.
Bà Mary McKeon, Trưởng nhóm Tư vấn của Dự án EU-ESRT tiếp nối bằng những cập nhật về các hoạt động hỗ trợ của Dự án và kết quả đạt được tại khu vực 4 tỉnh Bắc Miền Trung trong giai đoạn 2013 – 2015. Chuyên gia cũng cam kết trong năm 2016, Dự án sẽ tiếp tục tích cực hỗ trợ về mặt kỹ thuật để các tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình có thể phát triển du lịch có tránh nhiệm một cách bền vững. Năm vấn đề chính được chú trọng gồm: Hình thành và đưa vào hoạt động Tổ chức Quản lý điểm đến đa thành phần; Phát triển đối thoại công-tư; Tăng cường vai trò của các Hiệp hội du lịch tỉnh; Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm; Quảng bá điểm đến vùng; và Đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực.
Chuyên gia đề xuất, để đảm bảo tính bền vững trong tương lai, các địa phương cần xem xét thiết lập một tổ công tác điều phối các hoạt động du lịch cấp điểm đến, tiến tới hình thành một Ban điều phối phát triển du lịch Vùng. Đồng thời, cần phổ biến các kiến thức về Du lịch có trách nhiệm tới các chủ thể và phổ biến Chiến lược Quản lý điểm đến tới các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Hơn nữa, sự tham gia của khối tư nhân, xây dựng một quỹ chung dành cho các hoạt động marketing, tăng cường công tác marketing và e-marketing điểm đến của khu vực cũng là những yếu tố quan trọng.
Kinh nghiệm về mô hình quản lý điểm đến hiệu quả mà Dự án EU-ESRT hỗ trợ xây dựng tại khu vực Duyên hải miền Trung cho thấy sự thông qua kịp thời ở lãnh đạo cấp cao cũng như sự hợp lực tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là khu vực tư nhân, sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công.
Kết thúc phiên họp, đại diện lãnh đạo bốn tỉnh đã ký Biên bản thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch, tạo cơ sở để khai thác hợp lý tiềm năng du lịch của từng địa phương và thúc đẩy tăng trưởng du lịch của khu vực một cách bền vững. Thỏa thuận này tập trung vào bốn nội dung: Hợp tác xây dựng cơ chế chính sách quản lý và phát triển du lịch địa phương, hợp tác phát triển sản phẩm du lịch, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch và hợp tác phát triển nhân lực du lịch.