Gia hạn thời gian thực hiện Dự án EU-ESRT

 

Dự án EU-ESRT sẽ được gia hạn thêm 12 tháng (đến 10/11/2016), để tạo cơ hội thuận lợi trong việc tăng cường tác động và tính bền vững của Dự án đối với ngành Du lịch.

Theo Hiệp định Tài chính được ký kết giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Chính phủ Việt Nam ngày 10/11/2010, thời hạn kết thúc hoạt động Dự án sẽ là ngày 10/11/2015. Trên cơ sở đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với sự đồng thuận của các Bộ ngành liên quan, Chính phủ Việt Nam và Phái đoàn Liên minh Châu Âu đã thống nhất cho phép kéo dài thời gian thực hiện Dự án thêm 12 tháng, đến ngày 10/11/2016.

Giai đoạn thực hiện Dự án được kéo dài trên cơ sở nguồn vốn đã cam kết tại Hiệp định tài chính, không phát sinh thêm chi phí và tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức và quản lý hiện hành. Việc gia hạn sẽ tạo cơ hội thuận lợi trong việc tăng cường tác động và tính bền vững đối với những kết quả của Dự án, đồng thời cũng cho phép các bên liên quan có thời gian chuẩn bị xem xét xây dựng chương trình hợp tác mới trong giai đoạn tiếp theo.

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

Trong thời gian còn lại, Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội sẽ tập trung vào các hoạt động mang lại hiệu quả cao (có tác động tức thì, có kết quả rõ ràng và bền vững), đặc biệt là trong các lĩnh vực:

– Tiếp tục hỗ trợ Hội đồng Tư vấn Du lịch và các đơn vị như Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và Hiệp hội Du lịch

– Tăng cường các hoạt động xây dựng năng lực hướng đến các đối tượng thụ hưởng và các vùng ưu tiên, đặc biệt là đào tạo giáo viên ở năm trường đào tạo du lịch (Trường Cao đẳng cộng đồng Lào Cai, Trường Cao đẳng Sơn La, Trường Cao đẳng nghề Kinh tế – Kỹ thuật số 1 Nghệ An, Trường Trung cấp Văn hóa – Nghệ thuật Gia Lai và Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Kiên Giang)

– Mở rộng phạm vi của các hoạt động đào tạo dựa vào cộng đồng

– Tiếp tục hỗ trợ Tổ chức Quản lý Điểm đến ở các khu vực trọng điểm (8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, 3 tỉnh Duyên hải miền Trung và 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long)

– Hỗ trợ quá trình hoàn thiện tám bộ Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Quốc gia phù hợp với các yêu cầu của Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau về nghề Du lịch trong ASEAN (MRA-TP).

Hiện nay, Liên minh Châu Âu vẫn là nhà tài trợ hàng đầu cho ngành Du lịch Việt Nam, với hơn 12 năm hỗ trợ tích cực cho ngành Du lịch. Trong thời gian đó, hơn 20 triệu euro đã được đầu tư cho hoạt động đào tạo du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường năng lực, đồng thời củng cố vững chắc nền tảng cho ngành Du lịch Việt Nam vì sự tăng trưởng toàn diện và có trách nhiệm với môi trường và xã hội.



 

Dự án EU-ESRT sẽ được gia hạn thêm 12 tháng (đến 10/11/2016), để tạo cơ hội thuận lợi trong việc tăng cường tác động và tính bền vững của Dự án đối với ngành Du lịch.

Theo Hiệp định Tài chính được ký kết giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Chính phủ Việt Nam ngày 10/11/2010, thời hạn kết thúc hoạt động Dự án sẽ là ngày 10/11/2015. Trên cơ sở đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với sự đồng thuận của các Bộ ngành liên quan, Chính phủ Việt Nam và Phái đoàn Liên minh Châu Âu đã thống nhất cho phép kéo dài thời gian thực hiện Dự án thêm 12 tháng, đến ngày 10/11/2016.

Giai đoạn thực hiện Dự án được kéo dài trên cơ sở nguồn vốn đã cam kết tại Hiệp định tài chính, không phát sinh thêm chi phí và tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức và quản lý hiện hành. Việc gia hạn sẽ tạo cơ hội thuận lợi trong việc tăng cường tác động và tính bền vững đối với những kết quả của Dự án, đồng thời cũng cho phép các bên liên quan có thời gian chuẩn bị xem xét xây dựng chương trình hợp tác mới trong giai đoạn tiếp theo.

Trong thời gian còn lại, Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội sẽ tập trung vào các hoạt động mang lại hiệu quả cao (có tác động tức thì, có kết quả rõ ràng và bền vững), đặc biệt là trong các lĩnh vực:

– Tiếp tục hỗ trợ Hội đồng Tư vấn Du lịch và các đơn vị như Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và Hiệp hội Du lịch

– Tăng cường các hoạt động xây dựng năng lực hướng đến các đối tượng thụ hưởng và các vùng ưu tiên, đặc biệt là đào tạo giáo viên ở năm trường đào tạo du lịch (Trường Cao đẳng cộng đồng Lào Cai, Trường Cao đẳng Sơn La, Trường Cao đẳng nghề Kinh tế – Kỹ thuật số 1 Nghệ An, Trường Trung cấp Văn hóa – Nghệ thuật Gia Lai và Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Kiên Giang)

– Mở rộng phạm vi của các hoạt động đào tạo dựa vào cộng đồng

– Tiếp tục hỗ trợ Tổ chức Quản lý Điểm đến ở các khu vực trọng điểm (8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, 3 tỉnh Duyên hải miền Trung và 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long)

– Hỗ trợ quá trình hoàn thiện tám bộ Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Quốc gia phù hợp với các yêu cầu của Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau về nghề Du lịch trong ASEAN (MRA-TP).

Hiện nay, Liên minh Châu Âu vẫn là nhà tài trợ hàng đầu cho ngành Du lịch Việt Nam, với hơn 12 năm hỗ trợ tích cực cho ngành Du lịch. Trong thời gian đó, hơn 20 triệu euro đã được đầu tư cho hoạt động đào tạo du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường năng lực, đồng thời củng cố vững chắc nền tảng cho ngành Du lịch Việt Nam vì sự tăng trưởng toàn diện và có trách nhiệm với môi trường và xã hội.