Dự án EU hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam

Từ năm 2011 đến nay, Dự án EU đã được tích cực triển khai nhằm đạt mục tiêu chung là: đưa các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm vào ngành Du lịch Việt Nam nhằm tăng cường tính cạnh tranh và góp phần thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội của đất nước, và mục tiêu cụ thể là: đẩy mạnh cung cấp dịch vụ du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

Lấy nguyên tắc ”Du lịch có trách nhiệm” làm trung tâm, Dự án EU đã và đang tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở các địa phương khác nhau trong cả nước. Hiểu rõ mối quan hệ tương tác giữa Du lịch và phát triển cộng đồng, ngay từ năm 2013 được sự nhất trí của Phái đoàn EU tại Việt Nam và Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch, Dự án EU đã triển khai thí điểm một loạt hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho 10 cộng đồng trong cả nước để phát triển du lịch có trách nhiệm. Đó là các Nhà văn hóa xã tại:

 

– Khu vực Tây Bắc: Xã Hùng Lô (tỉnh Phú Thọ); Xã Kim Nọi (tỉnh Yên Bái); Bản Vàng Pheo (tỉnh Lai Châu); Bản Phiêng Lơi (tỉnh Điện Biên); Xóm Ải (tỉnh Hòa Bình);

 

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

– Khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Xã Vĩnh Tiến (tỉnh Thanh Hóa); Xã Măng Cành (tỉnh Kon Tum); Xã Krong Nah (Đăk Lắk);

 

– Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: xã Mỹ Khánh (Tp.Cần Thơ). Xã Mỹ Hòa Hưng (tỉnh An Giang).


 

Tại những nơi này, Dự án đã cử chuyên gia tiến hành khảo sát và đánh giá điểm du lịch có trách nhiệm; thực hiện cung cấp trang thiết bị hỗ trợ đào tạo; cung cấp tài liệu kỹ thuật: Sổ tay Du lịch Cộng đồng và Hướng dẫn vận hành du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay) để người dân địa phương có thể thực hành kinh doanh du lịch một cách thuận lợi. Dự án cũng đã tổ chức các chuyến tham quan học tập mô hình du lịch dựa vào cộng đồng điển hình cho các hộ dân làm du lịch ở 10 cộng đồng nêu trên tại 3 tỉnh duyên hải Miền Trung và 3 tỉnh Tây Bắc.


 

Đóng góp quan trọng của Dự án đối với phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng là xây dựng bộ tài liệu giảng dạy và triển khai các khóa tập huấn, đào tạo về Du lịch có trách nhiệm cho cộng đồng dân cư ở nhiều địa phương trong cả nước. Các khóa đào tạo, tập huấn này nhằm trang bị cho cộng đồng dân cư địa phương những phương pháp, bài học thực thế và các nguyên tắc để thực hành và phát triển các hình thức du lịch cộng đồng tốt mang tính có trách nhiệm và bền vững. Trong suốt 3 năm, từ 2013 đến nay, đã có hơn 6.000 lượt người dân được Dự án đào tạo về chủ đề này.

 

Như một hoạt động thí điểm, trong năm 2014, Dự án cũng đã hỗ trợ kỹ thuật cho tỉnh Phú yên xây dựng Đề án “Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại làng rau Ngọc Lãng – xã Bình Ngọc”. Đề án đã được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt theo Quyết định số 971/QĐ-UBND ngày 05/6/2015. Việc triển khai thực hiện Đề án này sẽ đưa hoạt động du lịch tại địa phương vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng và tính hấp dẫn của chương trình du lịch hiện có của thành phố Tuy Hòa, nâng cao đời sống nhân dân tại cộng đồng. Mô hình này có thể trở thành một ví dụ điển hình để phát triển những sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch Nông nghiệp tương tự tại những địa phương khác.


 

Với nền văn hóa giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em, Việt Nam có thể trở thành một quốc gia đi đầu về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng nếu như loại hình du lịch này được quản lý tốt theo hướng bền vững. Mặc dù tạo ra nhiều tác động tích cực về xã hội, môi trường và kinh tế, nhưng chúng ta cũng cần nhận thức rõ ràng về những thách thức phải vượt qua khi phát triển du lịch cộng đồng. Phát triển du lịch tự phát, không theo quy hoạch có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cộng đồng, ảnh hưởng trực tiếp tới nền văn hóa, lối sống và môi trường của người dân địa phương…

 

Du lịch dựa vào cộng đồng thường được phát triển căn cứ vào các Quy hoạch, Kế hoạch và Đề án phát triển du lịch của địa phương do các cấp chính quyền phê duyệt. Tuy nhiên, sự tham gia tích cực và ủng hộ của cộng đồng dân cư địa phương mới là yếu tố quyết địch cho sự thành công của các dự án phát triển du lịch tại cộng đồng. Cộng đồng cần được tham gia vào quá trình ra quyết định về phát triển du lịch tại địa bàn của mình để đảm bảo các lợi ích được chia sẻ một cách công bằng cho cộng đồng.


 

Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng chỉ có thể được đẩy mạnh nếu chính quyền địa phương có các cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho phát triển du lịch. Cần gắn phát triển du lịch với mục tiêu xóa đói giảm nghèo của địa phương.  

 

Sự thành công của phát triển du lịch dựa vào cộng đồng còn phụ thuộc vào kỹ năng và kiến thức của người dân địa phương về kinh doanh du lịch. Do đó, cần có những giải pháp cụ thể để phát triển nguồn nhân lực của cộng đồng. Người dân cần được đào tạo một loạt các kiến thức về nghiệp vụ phục vụ du lịch, quản lý tài chính, marketing v.v.

 

Cuối cùng, Du lịch dựa vào cộng đồng sẽ được phát triển thành công nếu mọi thành phần tham gia vào quá trình du lịch có nhận thức cao về du lịch có trách nhiệm và các sản phẩm du lịch cộng đồng được tạo ra ngày càng hướng tới tính “có trách nhiệm” hơn nhằm giảm tối thiểu tác động xấu đến môi trường trong khi tăng tối đa các lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa cho cộng đồng.

 

(Theo ThS. Vũ Quốc Trí – Giám đốc Dự án EU)

 

 

Từ năm 2011 đến nay, Dự án EU đã được tích cực triển khai nhằm đạt mục tiêu chung là: đưa các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm vào ngành Du lịch Việt Nam nhằm tăng cường tính cạnh tranh và góp phần thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội của đất nước, và mục tiêu cụ thể là: đẩy mạnh cung cấp dịch vụ du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

Lấy nguyên tắc ”Du lịch có trách nhiệm” làm trung tâm, Dự án EU đã và đang tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở các địa phương khác nhau trong cả nước. Hiểu rõ mối quan hệ tương tác giữa Du lịch và phát triển cộng đồng, ngay từ năm 2013 được sự nhất trí của Phái đoàn EU tại Việt Nam và Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch, Dự án EU đã triển khai thí điểm một loạt hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho 10 cộng đồng trong cả nước để phát triển du lịch có trách nhiệm. Đó là các Nhà văn hóa xã tại:

 

– Khu vực Tây Bắc: Xã Hùng Lô (tỉnh Phú Thọ); Xã Kim Nọi (tỉnh Yên Bái); Bản Vàng Pheo (tỉnh Lai Châu); Bản Phiêng Lơi (tỉnh Điện Biên); Xóm Ải (tỉnh Hòa Bình);

 

– Khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Xã Vĩnh Tiến (tỉnh Thanh Hóa); Xã Măng Cành (tỉnh Kon Tum); Xã Krong Nah (Đăk Lắk);

 

– Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: xã Mỹ Khánh (Tp.Cần Thơ). Xã Mỹ Hòa Hưng (tỉnh An Giang).


 

Tại những nơi này, Dự án đã cử chuyên gia tiến hành khảo sát và đánh giá điểm du lịch có trách nhiệm; thực hiện cung cấp trang thiết bị hỗ trợ đào tạo; cung cấp tài liệu kỹ thuật: Sổ tay Du lịch Cộng đồng và Hướng dẫn vận hành du lịch nghỉ tại nhà dân (homestay) để người dân địa phương có thể thực hành kinh doanh du lịch một cách thuận lợi. Dự án cũng đã tổ chức các chuyến tham quan học tập mô hình du lịch dựa vào cộng đồng điển hình cho các hộ dân làm du lịch ở 10 cộng đồng nêu trên tại 3 tỉnh duyên hải Miền Trung và 3 tỉnh Tây Bắc.


 

Đóng góp quan trọng của Dự án đối với phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng là xây dựng bộ tài liệu giảng dạy và triển khai các khóa tập huấn, đào tạo về Du lịch có trách nhiệm cho cộng đồng dân cư ở nhiều địa phương trong cả nước. Các khóa đào tạo, tập huấn này nhằm trang bị cho cộng đồng dân cư địa phương những phương pháp, bài học thực thế và các nguyên tắc để thực hành và phát triển các hình thức du lịch cộng đồng tốt mang tính có trách nhiệm và bền vững. Trong suốt 3 năm, từ 2013 đến nay, đã có hơn 6.000 lượt người dân được Dự án đào tạo về chủ đề này.

 

Như một hoạt động thí điểm, trong năm 2014, Dự án cũng đã hỗ trợ kỹ thuật cho tỉnh Phú yên xây dựng Đề án “Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại làng rau Ngọc Lãng – xã Bình Ngọc”. Đề án đã được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt theo Quyết định số 971/QĐ-UBND ngày 05/6/2015. Việc triển khai thực hiện Đề án này sẽ đưa hoạt động du lịch tại địa phương vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng và tính hấp dẫn của chương trình du lịch hiện có của thành phố Tuy Hòa, nâng cao đời sống nhân dân tại cộng đồng. Mô hình này có thể trở thành một ví dụ điển hình để phát triển những sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch Nông nghiệp tương tự tại những địa phương khác.


 

Với nền văn hóa giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em, Việt Nam có thể trở thành một quốc gia đi đầu về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng nếu như loại hình du lịch này được quản lý tốt theo hướng bền vững. Mặc dù tạo ra nhiều tác động tích cực về xã hội, môi trường và kinh tế, nhưng chúng ta cũng cần nhận thức rõ ràng về những thách thức phải vượt qua khi phát triển du lịch cộng đồng. Phát triển du lịch tự phát, không theo quy hoạch có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cộng đồng, ảnh hưởng trực tiếp tới nền văn hóa, lối sống và môi trường của người dân địa phương…

 

Du lịch dựa vào cộng đồng thường được phát triển căn cứ vào các Quy hoạch, Kế hoạch và Đề án phát triển du lịch của địa phương do các cấp chính quyền phê duyệt. Tuy nhiên, sự tham gia tích cực và ủng hộ của cộng đồng dân cư địa phương mới là yếu tố quyết địch cho sự thành công của các dự án phát triển du lịch tại cộng đồng. Cộng đồng cần được tham gia vào quá trình ra quyết định về phát triển du lịch tại địa bàn của mình để đảm bảo các lợi ích được chia sẻ một cách công bằng cho cộng đồng.


 

Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng chỉ có thể được đẩy mạnh nếu chính quyền địa phương có các cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho phát triển du lịch. Cần gắn phát triển du lịch với mục tiêu xóa đói giảm nghèo của địa phương.  

 

Sự thành công của phát triển du lịch dựa vào cộng đồng còn phụ thuộc vào kỹ năng và kiến thức của người dân địa phương về kinh doanh du lịch. Do đó, cần có những giải pháp cụ thể để phát triển nguồn nhân lực của cộng đồng. Người dân cần được đào tạo một loạt các kiến thức về nghiệp vụ phục vụ du lịch, quản lý tài chính, marketing v.v.

 

Cuối cùng, Du lịch dựa vào cộng đồng sẽ được phát triển thành công nếu mọi thành phần tham gia vào quá trình du lịch có nhận thức cao về du lịch có trách nhiệm và các sản phẩm du lịch cộng đồng được tạo ra ngày càng hướng tới tính “có trách nhiệm” hơn nhằm giảm tối thiểu tác động xấu đến môi trường trong khi tăng tối đa các lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa cho cộng đồng.

 

(Theo ThS. Vũ Quốc Trí – Giám đốc Dự án EU)