Báo cáo khảo sát lực lượng lao động du lịch năm 2015 tại khu vực 3 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long

 

Nhằm cung cấp thêm thông tin về chất lượng của lực lượng lao động du lịch tại khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long – Tp Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang năm 2015, Dự án EU-ESRT đã thực hiện nghiên cứu khảo sát và hoàn thiện báo cáo kỹ thuật về lực lượng lao động du lịch tại khu vực trên.

Từ tháng 6/2015 đến tháng 10/2015, nhóm chuyên gia của Dự án EU-ESRT đã thực hiện điều tra mẫu, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn sâu các khách sạn được xếp hạng từ 2 đến 5 sao, các doanh nghiệp có giấy phép lữ hành quốc tế, doanh nghiệp lữ hành nội địa, các trường dạy nghề du lịch trong khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, gồm Tp. Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang. Việc điều tra chỉ thực hiện đối với các vị trí quản lý, các vị trí chính trong doanh nghiệp dịch vụ lưu trú và lữ hành, những vị trí có nhiều ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

Nghiên cứu trong báo cáo đã phân tích thực trạng về giới tính, loại hình lao động, bằng cấp, cũng như đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của lực lượng lao động trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành, đào tạo nghề du lịch và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động. Qua đó, báo cáo chỉ ra sự thiếu hụt đối với các vị trí công việc chính trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và lữ hành, cả về chất lượng và số lượng tại khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

Báo cáo đã chỉ ra những vấn đề cần giải quyết ngay của lực lượng lao động trong các lĩnh vực lưu trú, lữ hành và đào tạo nghề du lịch và đưa ra khuyến nghị cho cơ quản quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, các doanh nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo nghề, qua đó nâng cao vai trò của Ban điều phối du lịch vùng (DMO – Destination Management Organization) trong việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch tại khu vực. Các khuyến nghị cũng giúp ích đối với chính sách đào tạo mới, đào tạo tại chỗ, cũng như các công tác lựa chọn/tuyển dụng nhân viên trong các doanh nghiệp.

Để hỗ trợ ngành Du lịch phát triển nguồn nhân lực, Dự án EU-ESRT đã triển khai nhiều hoạt động khác như thực hiện các cuộc điều tra, nghiên cứu về nhiều khía cạnh của lực lượng lao động du lịch, như “Đánh giá nhu cầu đào tạo năm 2013”, “Điều tra nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch năm 2015” và xây dựng phần mềm “Quản lý nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch”.

Tải báo cáo kỹ thuật: https://esrt.vn/upload/Report_MPS_MekongDelta_VN.zip

 

Nhằm cung cấp thêm thông tin về chất lượng của lực lượng lao động du lịch tại khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long – Tp Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang năm 2015, Dự án EU-ESRT đã thực hiện nghiên cứu khảo sát và hoàn thiện báo cáo kỹ thuật về lực lượng lao động du lịch tại khu vực trên.

Từ tháng 6/2015 đến tháng 10/2015, nhóm chuyên gia của Dự án EU-ESRT đã thực hiện điều tra mẫu, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn sâu các khách sạn được xếp hạng từ 2 đến 5 sao, các doanh nghiệp có giấy phép lữ hành quốc tế, doanh nghiệp lữ hành nội địa, các trường dạy nghề du lịch trong khu vực 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, gồm Tp. Cần Thơ, Kiên Giang và An Giang. Việc điều tra chỉ thực hiện đối với các vị trí quản lý, các vị trí chính trong doanh nghiệp dịch vụ lưu trú và lữ hành, những vị trí có nhiều ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

Nghiên cứu trong báo cáo đã phân tích thực trạng về giới tính, loại hình lao động, bằng cấp, cũng như đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của lực lượng lao động trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành, đào tạo nghề du lịch và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động. Qua đó, báo cáo chỉ ra sự thiếu hụt đối với các vị trí công việc chính trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và lữ hành, cả về chất lượng và số lượng tại khu vực 3 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Báo cáo đã chỉ ra những vấn đề cần giải quyết ngay của lực lượng lao động trong các lĩnh vực lưu trú, lữ hành và đào tạo nghề du lịch và đưa ra khuyến nghị cho cơ quản quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, các doanh nghiệp du lịch và cơ sở đào tạo nghề, qua đó nâng cao vai trò của Ban điều phối du lịch vùng (DMO – Destination Management Organization) trong việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch tại khu vực. Các khuyến nghị cũng giúp ích đối với chính sách đào tạo mới, đào tạo tại chỗ, cũng như các công tác lựa chọn/tuyển dụng nhân viên trong các doanh nghiệp.

Để hỗ trợ ngành Du lịch phát triển nguồn nhân lực, Dự án EU-ESRT đã triển khai nhiều hoạt động khác như thực hiện các cuộc điều tra, nghiên cứu về nhiều khía cạnh của lực lượng lao động du lịch, như “Đánh giá nhu cầu đào tạo năm 2013”, “Điều tra nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch năm 2015” và xây dựng phần mềm “Quản lý nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch”.

Tải báo cáo kỹ thuật: https://esrt.vn/upload/Report_MPS_MekongDelta_VN.zip