Vtos/Đào tạo nghề

Các kết quả cần đạt được

Đào tạo và dạy nghề trong ngành Du lịch: Hệ thống đào tạo nghề về du lịch kể cả hệ thống tiêu chuẩn nghề VTOS được duy trì bền vững và mở rộng ra toàn ngành du lịch.

Kết quả 1: Các tiêu chuẩn VTOS được cập nhật, bao gồm nội dung về du lịch có trách nhiệm, phù hợp với hướng dẫn của ASEAN và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong khuôn khổ Dự án EU

Kết quả 2: Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam được hỗ trợ để thực hiện và quản lý các tiêu chuẩn nghề VTOS

Kết quả 3: Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam được sử dụng để phố biến và đào tạo các khóa đào tạo thử nghiệm

Các hoạt động trong hợp phần

– Hoạt động 3.1.1: Các tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam được cập nhật và tích hợp các nội dung về du lịch có trách nhiệm; tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công bố

– Hoạt động 3.1.2: Xây dựng tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam phù hợp với thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch của ASEAN

– Hoạt động 3.2.1: Xây dựng kế hoạch hành động cho Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam để quản lý đồng bộ kỹ năng đào tạo nghề trong toàn ngành Du lịch

– Hoạt động 3.2.2: Cập nhật đánh giá nhu cầu đào tạo để cập nhật Chiến lược Phát triển nguồn nhân lực

– Hoạt động 3.3.1: Tài liệu tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam và du lịch có trách nhiệm được thử nghiệm với việc đào tạo đào tạo viên và sử dụng trong các trường du lịch mới để thử nghiệm đào tạo

Các kết quả đã đạt được

– 10 tiêu chuẩn nghề VTOS được thông qua, cả bản tiếng Anh và tiếng Việt, được in và đăng tải trên trang web của Dự án EU và Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam

– Kế hoạch hoạt động của Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam được xây dựng

– Hệ thống quản lý chất lượng của Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam được thiết lập và vận hành

– Các tài liệu đào tạo VTOS được xây dựng và phổ biến với 3 nghề chính: Quản lý khách sạn nhỏ, Thuyết minh viên du lịch và Phục vụ trên tàu du lịch

– Các đào tạo viên VTOS của 3 nghề (Quản lý khách sạn nhỏ, Thuyết minh viên du lịch và Phục vụ trên tàu du lịch) đã được đào tạo

– Các đào tạo viên VTOS của Dự án phát triển Nguồn nhân lực trước đã được lựa chọn và đào tạo lại về các tiêu chuẩn VTOS mới

– Các đào tạo viên của 5 trường đào tạo du lịch mới và 14 trường cũ đã được đào tạo theo phương pháp tiếp cận của VTOS mới

– Các giảng viên của các cơ sở đào tạo trên khắp cả nước được đào tạo về VTOS và phương pháp triển khai thực hiện giảng dạy VTOS và Du lịch có trách nhiệm trong đào tạo nghề.

Hoạt động 3.1.1: Các tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam được cập nhật và tích hợp các nội dung về du lịch có trách nhiệm; tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công bố

13 tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam hiện hành đã được đưa vào và đồng bộ với tiêu chuẩn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội / Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ASEAN để đáp ứng toàn bộ các tiêu chí cần thiết để được công nhận. Các tiêu chuẩn và mô đun bổ sung theo định dạng tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam mới được thêm vào để từ đó, hệ thống nghề sửa đổi sẽ bao phủ được nhiều nghề hơn và sẽ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong khuôn khổ Dự án và công bố rộng rãi dưới dạng bản in và định dạng điện tử.

Các kết quả đạt được:

– 10 tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam được xây dựng bằng tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt và được đệ trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo thứ tự: Lễ tân, Buồng, Nhà hàng, Quản lý du lịch, Hướng dẫn viên du lịch, Nấu ăn chuyên nghiệp, Quản lý khách sạn, Thuyết minh viên du lịch, Phục vụ trên tàu du lịch, Vận hành doanh nghiệp vừa và nhỏ

– Đã xây dựng hơn 220 đơn vị năng lực cho các nghề du lịch và khách sạn ở 5 cấp độ từ cấp độ cơ bản tới cấp độ quản lý

– Xây dựng hơn 60 loại chứng chỉ mới phù hợp với ngành du lịch và các trường du lịch



Hoạt động 3.1.2: Xây dựng tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam phù hợp với thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch của ASEAN

Mục tiêu của Dự án EU là nhằm củng cố năng lực thực hiện Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN, được các bộ trưởng ngành du lịch ký kết vào năm 2009. Thỏa thuận này hướng tới tăng cường chất lượng và tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, đồng thời tạo điều kiện cho việc dịch chuyển lao động du lịch được đào tạo và được công nhận (ở tất cả các cấp độ) trong khu vực.

Các kết quả đạt được:

– Sách hướng dẫn Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN được xây dựng

– Đã chuẩn bị 3 cuốn sổ tay về Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch bằng tiếng Việt dành cho những người làm du lịch, các trường du lịch và sinh viên

– Tổ chức hội thảo về giáo dục đào tạo nghề về Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch và tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam

– Nhận thức về Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch được nâng cao để khuyến khích các trường du lịch và các cá nhân nâng cao năng lực thông qua Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam, nhờ 3 hội thảo tổ chức ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.



Hoạt động 3.2.1: Xây dựng kế hoạch hành động cho Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam để quản lý đồng bộ kỹ năng đào tạo nghề trong toàn ngành Du lịch

Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam sẽ là đối tác không thể thiếu của Dự án EU không chỉ để triển khai các họạt động khác nhau thuộc Hợp phần 3, mà còn để giám sát và quản lý hệ thống tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam trong các trường đào tạo nghề và toàn ngành du lịch. Theo kết quả cuộc họp điều phối giữa Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Dự án EU, Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch hiện nay sẽ được tái cấu trúc về khung pháp lý, tổ chức và tài chính mới.

Các kết quả đạt được:

– Dự thảo kế hoạch hành động của Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam và hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam được chuẩn bị

– Hỗ trợ các phiên họp của Hội đồng Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam

– Hỗ trợ Tổng cục Du lịch tái cấu trúc Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam

– Hỗ trợ Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam trong việc soạn thảo và thử nghiệm các tiêu chuẩn mới dựa trên tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam đã sửa đổi và việc ghi nhận các tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam

– Các hội thảo về Hệ thống tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam

– Hỗ trợ kỹ thuật cho Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam để thẩm định học viên tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam

Hoạt động 3.2.2: Bổ sung các đề xuất Đánh giá nhu cầu đào tạo để cập nhật Chiến lược Phát triển nguồn nhân lực

Những khảo sát và phân tích đánh giá nhu cầu đào tạo được thực hiện định kỳ (2 hoặc 3 năm một lần) là cần thiết để có thể theo kịp nhu cầu của ngành du lịch. Bản sửa đổi và cập nhật về đánh giá nhu cầu đào tạo/Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch của Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch đã được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ của Tổng cục Du lịch. Gần đây Chiến lược Phát triển nguồn nhân lực đến 2015 đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt bao gồm cả 3 lĩnh vực.

Các kết quả đạt được:

– Chuẩn bị ý tưởng cơ bản về đánh giá nhu cầu đào tạo

– Đánh giá nhu cầu đào tạo được thực hiện và giới thiệu

– Báo cáo đánh giá nhu cầu đào tạo có sẵn bằng tiếng Anh và tiếng Việt (bản đầy đủ, bản tóm tắt và các bài trình bày dành cho từng lĩnh vực)


Hoạt động 3.3.1: Tài liệu đào tạo tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam và du lịch có trách nhiệm được thử nghiệm với việc đào tạo đào tạo viên và sử dụng trong các trường du lịch mới để đào tạo thử nghiệm


Tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam mới được cập nhật và mở rộng cũng bao gồm các chủ đề du lịch có trách nhiệm và được xây dựng phù hợp với các yêu cầu của thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN, cần thiết phải phổ biến rộng rãi thông tin về việc đã có tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam mới đối với ngành du lịch, các trường và cơ quan quản lý nhà nước ở các tỉnh và cộng đồng.

Các kết quả đạt được:

– Cung cấp tài liệu cho đào tạo viên và học viên liên quan tới tiến trình thực hiện tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam

– Thử nghiệm đào tạo đào tạo viên với các tài liệu tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam mới xây dựng

– Phổ biến một số thông tin về tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam mới tới các trường du lịch

– Thử nghiệm đào tạo một số chủ đề tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam ở một số điểm đến

– Các trường du lịch mới (sẽ được cung cấp trang thiết bị) được lựa chọn