Chiến lược Marketing du lịch đến năm 2020 được Bộ VHTTDL phê duyệt nhằm xây dựng định hướng và khung kế hoạch hành động cụ thể trong việc marketing du lịch Việt Nam đến năm 2020, góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam, hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nói riêng.
Chiến lược đưa ra các mục tiêu cụ thể: xây dựng định định hướng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam với các giá trị và sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có chất lượng, có sức cạnh tranh gắn với thị trường cụ thể; định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn, độc đáo ở Đông Nam Á dựa trên các giá trị thương hiệu chính và sản phẩm du lịch đặc trưng như du lịch di sản; du lịch biển, nghỉ dưỡng biển đảo; du lịch sinh thái, lựa chọn có ưu tiên marketing tại một số thị trường trọng điểm ku vực Châu Á và Châu Âu.
Thông qua các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về sự đa dạng của sản phẩm du lịch Việt Nam và các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng nhằm tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách, thu hút khách quay trở lại với nhiều trải nghiệm khác biệt, từ đó nâng cao thị phần tại các thị trường mục tiêu. Đồng thời, tạo cơ hội hợp tác marketing du lịch giữa nhiều thành phần, đặc biệt là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, tăng cường quan hệ đối tác công tư trong việc nâng cao hiệu quả và chuyên nghiệp hóa công tác marketing du lịch, hướng tới các phân đoạn thị trường đang tăng trưởng cao cũng như các thị trường mới nổi.
Theo Chiến lược, công vụ marketing gồm có: marketing điện tử; quan hệ công chúng, tổ chức các đoàn FAM trip, PRESS trip; tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ du lịch và các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tại nước ngoài; thiết kế, xây dựng và sản xuất ấn phẩm du lịch; quảng cáo; quản trị truyền thông; marketing thông qua đại sứ du lịch và các đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài; marketing thông qua các nhóm marketing địa phương.
Về định hướng marketing, Chiến lược định hướng thị trường và sản phẩm du lịch quốc tế, định hướng thị trường và sản phẩm du lịch nội địa và sản phẩm du lịch. Trong đó, định hướng thị trường và sản phẩm quốc tế có nhóm thị trường ưu tiên (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Đông Nam Á, Úc và New zealand), nhóm thị trường duy trì hoạt động marketing (Thị trường Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ), nhóm thị trường tiềm năng cần tập trung phát triển (Ấn Độ, Trung Đông).
Về khung kế hoạch hành động: Chiến lược xây dựng khung chương trình hành động theo từng năm gắn với Chương trình Hành động quốc gia về du lịch, Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia về du lịch cho giai đoạn 2013-2020, kết hợp với việc huy động các nguồn lực xã hội khác cho các hoạt động marketing du lịch.
Bộ VHTTDL giao Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL các tỉnh/thành và Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các Trung tâm thực hiện chức năng xúc tiến du lịch, các cơ quan truyền thông trong ngành tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện, định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL; tổ chức sơ kết vào cuối năm 2017 và tổng kết vào cuối năm 2020.
CTTĐT
(Nguồn QĐ số 3455/QĐ-BVHTTDL)
File đính kèm: | |||||
|
Chiến lược Marketing du lịch đến năm 2020 được Bộ VHTTDL phê duyệt nhằm xây dựng định hướng và khung kế hoạch hành động cụ thể trong việc marketing du lịch Việt Nam đến năm 2020, góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam, hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nói riêng.
Chiến lược đưa ra các mục tiêu cụ thể: xây dựng định định hướng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam với các giá trị và sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có chất lượng, có sức cạnh tranh gắn với thị trường cụ thể; định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn, độc đáo ở Đông Nam Á dựa trên các giá trị thương hiệu chính và sản phẩm du lịch đặc trưng như du lịch di sản; du lịch biển, nghỉ dưỡng biển đảo; du lịch sinh thái, lựa chọn có ưu tiên marketing tại một số thị trường trọng điểm ku vực Châu Á và Châu Âu.
Thông qua các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về sự đa dạng của sản phẩm du lịch Việt Nam và các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng nhằm tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách, thu hút khách quay trở lại với nhiều trải nghiệm khác biệt, từ đó nâng cao thị phần tại các thị trường mục tiêu. Đồng thời, tạo cơ hội hợp tác marketing du lịch giữa nhiều thành phần, đặc biệt là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, tăng cường quan hệ đối tác công tư trong việc nâng cao hiệu quả và chuyên nghiệp hóa công tác marketing du lịch, hướng tới các phân đoạn thị trường đang tăng trưởng cao cũng như các thị trường mới nổi.
Theo Chiến lược, công vụ marketing gồm có: marketing điện tử; quan hệ công chúng, tổ chức các đoàn FAM trip, PRESS trip; tổ chức, tham gia các hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ du lịch và các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tại nước ngoài; thiết kế, xây dựng và sản xuất ấn phẩm du lịch; quảng cáo; quản trị truyền thông; marketing thông qua đại sứ du lịch và các đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài; marketing thông qua các nhóm marketing địa phương.
Về định hướng marketing, Chiến lược định hướng thị trường và sản phẩm du lịch quốc tế, định hướng thị trường và sản phẩm du lịch nội địa và sản phẩm du lịch. Trong đó, định hướng thị trường và sản phẩm quốc tế có nhóm thị trường ưu tiên (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Đông Nam Á, Úc và New zealand), nhóm thị trường duy trì hoạt động marketing (Thị trường Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ), nhóm thị trường tiềm năng cần tập trung phát triển (Ấn Độ, Trung Đông).
Về khung kế hoạch hành động: Chiến lược xây dựng khung chương trình hành động theo từng năm gắn với Chương trình Hành động quốc gia về du lịch, Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia về du lịch cho giai đoạn 2013-2020, kết hợp với việc huy động các nguồn lực xã hội khác cho các hoạt động marketing du lịch.
Bộ VHTTDL giao Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL các tỉnh/thành và Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các Trung tâm thực hiện chức năng xúc tiến du lịch, các cơ quan truyền thông trong ngành tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện, định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL; tổ chức sơ kết vào cuối năm 2017 và tổng kết vào cuối năm 2020.
CTTĐT
(Nguồn QĐ số 3455/QĐ-BVHTTDL)
File đính kèm: | |||||
|