Năng lực cạnh tranh và đối tác công – tư

Các kết quả cần đạt được

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và đối thoại công-tư: Năng lực của các hiệp hội du lịch, các chủ thể du lịch địa phương và khu vực tư nhân được tăng cường nhằm thúc đẩy hiệu quả quan hệ đối tác công-tư trong quản lý du lịch.

Kết quả 1: Hội đồng Tư vấn Du lịch được thành lập và phân định chức năng; Đối thoại công-tư được giới thiệu và phân định chức năng ở cấp quốc gia và điểm đến

Kết quả 2: Các hiệp hội du lịch được tăng cường, có chức năng và có hình ảnh để đại diện cho ngành trong đối thoại công-tư

Kết quả 3: Thí điểm hợp tác các vùng-điểm đến du lịch và chức năng của Tổ chức quản lý điểm đến

Các hoạt động trong hợp phần

– Hoạt động 2.1.1: Hỗ trợ Tổng cục Du lịch với các hoạt động, dự thảo chương trình và tạo thuận lợi cho các cuộc họp giữa Hội đồng Tư vấn Du lịch với các doanh nghiệp du lịch được bao gồm

– Hoạt động 2.2.1: Hỗ trợ các Hiệp hội Du lịch cấp quốc gia: Hiệp hội du lịch Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Hiệp hội Khách sạn Việt Nam để tăng cường năng lực và xây dựng chương trình với mạng lưới các hiệp hội cấp tỉnh – điểm đến

– Hoạt động 2.3.1: Xây dựng và đề xuất mô hình tổ chức hợp tác điểm đến và hoạt động chức năng của Ban quản lý điểm đến (chú ý đối thoại giữa khu vực công và khu vực tư nhân) và xây dựng kế hoạch hành động

– Hoạt động 2.3.2: Cung cấp tăng cường năng lực, đào tạo và những hoạt động thí điểm tại các điểm đến du lịch và các địa điểm cụ thể

Các kết quả đã đạt được

– Dự thảo chương trình hoạt động giữa kì của Hội đồng Tư vấn Du lịch được xây dựng

– Những tuyên bố và đề xuất của Hội đồng Tư vấn du lịch về chính sách du lịch và các vấn đề phát triển quan trọng ở Việt Nam được xây dựng và phổ biến

– Kế hoạch hoạt động/phát triển của Hiệp hội Du lịch Việt Nam được rà soát lại và cơ cấu mạng lưới với các hiệp hội trong ngành và cấp tỉnh được thiết lập

– Các đề xuất cho Chương trình quốc gia dành cho các công ty du lịch có trách nhiệm được xây dựng

– Mô hình Tổ chức quản lý điểm đến cho ba điểm đến thí điểm với chương trình hoạt động riêng đã được thành lập

– Cơ cấu hợp tác tại các điểm đến thí điểm dựa trên hướng tiếp cận cho 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và hướng tiếp cận của ngành du lịch được thiết lập

– Kết quả của các các cuộc khảo sát du khách và nhưng phân tích chuỗi giá trị được phổ biến

– Các khóa đào tạo được triển khai thực hiện

– Các tài liệu/bài trình bày, những điển hình tốt và tài liệu đào tạo được phổ biến rộng rãi

– Hàng trăm học viên được đào tạo trong các chương trình đào tạo về du lịch có trách nhiệm

Hoạt động 2.1.1: Hỗ trợ Tổng cục Du lịch với các hoạt động, dự thảo chương trình và tạo thuận lợi cho các cuộc họp giữa Hội đồng Tư vấn Du lịch với các doanh nghiệp du lịch được bao gồm:

Hội đồng Tư vấn Du lịch như một cơ quan tư vấn cho Tổng cục Du lịch, đại diện cho cơ chế Đối thoại công-tư – trao đổi các quan điểm, ý kiến, đề xuất và các gợi ý từ các bên liên quan ở cả khu vực công và các doanh nghiệp du lịch để khuyến nghị tới các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm thiết kế và triển khai một cách có hiệu quả chính sách du lịch cũng như hoạt động xây dựng và vận hành du lịch, đặc biệt là marketing du lịch.

Các kết quả đạt được:

– Lựa chọn và mời các đại diện tham gia, “Quy chế tổ chức và hoạt động” của Hội đồng được xây dựng

– Phiên họp ra mắt Hội đồng tư vấn Du lịch đã được tổ chức vào tháng 11/2012

– Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng được thông qua

– Chuẩn bị thành lập Ban thư ký Hội đồng tư vấn Du lịch do Tổng cục Du lịch điều hành

– Hai phiên họp Hội đồng đã được tổ chức

– Tổ công tác Marketing của Hội đồng tư vấn Du lịch được thành lập

– Biên bản các cuộc họp được công bố rộng rãi

Hoạt động 2.2.1: Hỗ trợ các Hiệp hội Du lịch cấp quốc gia: Hiệp hội du lịch Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Hiệp hội Khách sạn Việt Nam để tăng cường năng lực và xây dựng chương trình với mạng lưới các hiệp hội cấp tỉnh – điểm đến

Các Hiệp hội Du lịch được hiểu là những tổ chức hoặc các nhóm đại diện cho ngành du lịch với nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho các hội viên như xây dựng và xúc tiến một sản phẩm du lịch, các dịch vụ thị trường, trao danh hiệu, đào tạo, các chuyến đi khảo sát, tour nghiên cứu,… Chức năng của họ thường bao gồm cả vai trò tư vấn cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Các kết quả đạt được:

– Dự thảo rà soát các hiệp hội du lịch đang hoạt động ở Việt Nam

– Hỗ trợ Hiệp hội du lịch Việt Nam trong tổ chức các hội thảo và các chuyến đi khảo sát

– Hỗ trợ Hiệp hội Lữ hành Việt Nam tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam năm 2013 ở Hà Nội

– Tài liệu thu gọn dành cho những nhà tổ chức hội chợ du lịch

Hoạt động 2.3.1: Xây dựng và đề xuất mô hình tổ chức hợp tác điểm đến và hoạt động chức năng của Tổ chức Quản lý Điểm đến (tuân thủ đối thoại giữa khu vực công và khu vực tư nhân) và xây dựng kế hoạch hành động

Các Tổ chức quản lý điểm đến được thành lập với sự tham gia của các đại diện từ khu vực công, ngành du lịch và tổ chức phi chính phủ. Dự án EU hỗ trợ kỹ thuật về chuẩn bị mô hình hợp tác chính thức và kế hoạch hành động, điều tra khách du lịch và phân tích chuỗi giá trị, các hướng dẫn chính sách du lịch có trách nhiệm, xây dựng sản phẩm, đào tạo về xây dựng, marketing và tạo dựng thương hiệu sản phẩm du lịch.

Các kết quả đạt được:

– Quan điểm chính thức bằng văn bản của Dự án EU về Tổ chức quản lý điểm đến được trình bày tại 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và 3 tỉnh duyên hải Miền Trung

– Tạo điều kiện cho quá trình thành lập Tổ giúp việc và Ban chỉ đạo Du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng như một cơ sở để hợp tác điểm đến

– Đào tạo cho các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổ giúp việc) 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng về các tiêu chí và đánh giá du lịch có trách nhiệm

– Các sản phẩm du lịch có trách nhiệm được thẩm định, các hướng dẫn về sản phẩm được xây dựng và chuyến khảo sát cho các công ty lữ hành và điều hành tour tới 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã được tổ chức

– Cơ cấu lại trang web www.dulichtaybac.vn / www.northernhighlands.vn

– Thu thập từ các bên liên quan những đề xuất cho chương trình hoạt động tại các điểm đến thí điểm

– 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng cùng tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam năm 2013



Hoạt động 2.3.2: Hỗ trợ xây dựng năng lực, đào tạo và những hoạt động thí điểm tại các điểm đến du lịch và các địa điểm cụ thể

Để phát triển du lịch hiệu quả, đào tạo – học tập suốt đời và thường xuyên là cần thiết đối với tất cả các cấp, đặc biệt tại những điểm đến du lịch, các cộng đồng và các điểm du lịch địa phương. Dự án EU đã xây dựng một bộ tài liệu đào tạo, các hướng dẫn và các bài trình bày về những điển hình tốt trong các lĩnh vực như: các dịch vụ chất lượng, những sản phẩm du lịch nghỉ tại nhà dân, các chuỗi giá trị du lịch, hợp tác với các công ty du lịch, điều hành tour, marketing…

Các kết quả đạt được:

– Các tài liệu đào tạo được xây dựng

– Các biên bản ghi nhớ và Ý định thư được ký kết với các tổ chức được tài trợ khác để thực hiện các hoạt động chung tại các địa điểm cụ thể

– Thực hiện các hội thảo, các khóa đào tạo và các hội thảo chuyên đề

– Cung cấp trang thiết bị cho 5 trường đào tạo du lịch và 10 nhà văn hóa xã