Đối tượng hưởng lợi

Dự án ESRT bao gồm nhiều mặt, được thực hiện trong môi trường đa diện và có nhiều đối tượng hưởng lợi.

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


Là cơ quan chủ quản của Dự án ESRT, Bộ VHTTDL đóng vai trò then chốt đối với Dự án. Bộ VHTTDL sẽ trực tiếp liên kết tới nhiều phạm vi kết quả của Dự án, đặc biệt ở Hợp phần 1 Hỗ trợ Chính sách và Tăng cường Thể chế. Bộ sẽ liên quan tới hầu hết các hoạt động. Dự án ESRT sẽ hỗ trợ xây dựng năng lực trực tiếp cho Bộ VHTTDL để tăng cường vai trò của Bộ trong việc hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm, thông qua việc đạt được một khung chính sách hiệu quả hơn.


Bộ VHTTDL sẽ được hưởng lợi từ một loạt các sáng kiến về xây dựng năng lực được thiết kế và thực hiện một cách cẩn thận, bao gồm nhưng không hạn chế với các chuyến tham quan khảo sát nước ngoài, hội nghị và hội thảo. Bộ VHTTDL cũng đóng vai trò đi đầu trong việc hòa hợp các tiêu chuẩn kỹ năng nghề sẵn có và các tiêu chuẩn mới trong ngành du lịch.

2. Tổng cục Du lịch và các cơ quan trực thuộc


Bao gồm Hội đồng Cấp chứng chỉ Nghiệp vụ Du lịch (VTCB), Trung tâm Thông tin Du lịch, Tạp chí và Báo Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và Cơ quan quản lý Du lịch cấp tỉnh và cấp huyện.


Tổng cục Du lịch (TCDL) cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đối tượng hưởng lợi chính từ Dự án. Do đó, một loạt các hoạt động trực tiếp nhắm tới TCDL cùng các bộ phận chức năng và hỗ trợ, bao gồm xây dựng năng lực chung cũng như cụ thể và các hoạt động hỗ trợ khác.


TCDL sẽ được hưởng lợi từ một loạt các sáng kiến về xây dựng năng lực được thiết kế và thực hiện một cách cẩn thận, bao gồm tổ chức các hội thảo đào tạo chuyên biệt, tổ chức các chuyến tham quan khảo sát được thiết kế riêng, tham dự các hội nghị trong khu vực cũng như hội nghị quốc gia, v.v. Dự án ESRT cũng cung cấp các phương tiện vật chất cũng như phi vật chất để nâng cao hiệu quả hoạt động của TCDL như cung cấp trang thiết bị vi tính và viễn thông.

2a. Hội đồng Cấp chứng chỉ Nghiệp vụ Du lịch (VTCB)


VTCB là đối tượng hưởng lợi quan trọng của Dự án ESRT và sẽ tích cực tham gia vào nhiều hoạt động trong Hợp phần 3. Ngoài ra việc củng cố các tiêu chuẩn VTOS và phát triển thêm các tiêu chuẩn khác sẽ đòi hỏi VTCB phải kết hợp chặt chẽ với Dự án. Tư cách pháp nhân của VTCB sẽ là sự ưu tiên cao trong Hợp phần 1, Hoạt động 1.2 Hỗ trợ quá trình xây dựng các văn bản pháp lý cho ngành Du lịch.


Trong giai đoạn khởi động, Dự án đã hỗ trợ VTCB trong việc soạn thảo Chiến lược và Kế hoạch Hành động 2010 – 2015 và giúp phát triển năng lực cho tổ chức này. Các nỗ lực xây dựng năng lực tiếp theo cho VTCB sẽ tiếp tục được thực hiện trong giai đoạn triển khai Dự án. Thêm nữa, Dự án ESRT sẽ hỗ trợ để cập nhật và mở rộng các tiêu chuẩn VTOS thêm nhiều nghề nữa và bao trùm được khu vực người dân tộc thiểu số.

2b. Trung tâm Thông tin Du lịch (TITC)


TITC sẽ được hỗ trợ trong việc hoàn thiện Tài khoản Vệ tinh Du lịch (TSA) và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê du lịch (T-stats) đầy đủ, cũng như thông qua việc cung cấp các sáng kiến đào tạo chung để xây dựng năng lực cho TITC. Bên cạnh các hoạt động khác, Dự án sẽ hỗ trợ TITC cải thiện hệ thống thống kê và thông tin liên quan tới du lịch.


Dự án ESRT cũng điều phối và hỗ trợ việc cải tổ lại trang web của Tổng cục Du lịch bằng việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và các hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, TITC cũng sẽ được hỗ trợ để tích hợp trang web của Dự án vào web của Tổng cục Du lịch.

2c. Tạp chí và Báo Du lịch


Dự án sẽ hỗ trợ Tạp chí Du lịch và Báo Du lịch với các thiết bị giúp các đơn vị này thực hiện và phổ biến các ấn phẩm, bao gồm thiết bị vi tính, truyền thông, và thiết bị nghe nhìn. Nhân sự của Tạp chí và Báo sẽ tham dự trong một số hoạt động nâng cao năng lực đã được lên kế hoạch cho TCDL, đặc biệt trong lĩnh vực quảng bá tiếp thị và lập kế hoạch.

Ngoài ra, Dự án cũng hỗ trợ Tạp chí và Báo với những nội dung liên quan tới du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, bằng cách cung cấp các tư liệu, cũng như tạo điều kiện cho các phóng viên đưa tin, viết bài về các vấn đề này.

2d. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch


Năng lực của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch trong phạm vi nghiên cứu và đào tạo hiện còn hạn chế, đòi hỏi được tăng cường cải thiện nhờ hỗ trợ trực tiếp từ Dự án ESRT. Các hoạt động can thiệp được lên kế hoạch để giúp Viện NCPTDL thực hiện hoạt động nghiên cứu và phối hợp đầy đủ hơn với các đối tác về xây dựng chính sách, lập kế hoạch, đào tạo và thiết kế chương trình.


Viện NCPTDL là đối tượng hưởng lợi quan trọng và sẽ nhận được hỗ trợ định kỳ từ Dự án. Dự án sẽ cung cấp cho Viện những công cụ vật chất và phi vật chất để nâng cao năng lực và củng cố Viện NCPTDL. Cán bộ của Viện NCPTDL sẽ tham dự các hội thảo lập kế hoạch, các tổ công tác kỹ thuật cũng như tham gia vào các chuyến tham quan khảo sát tại nước ngoài.

2e. Cơ quan quản lý Du lịch cấp tỉnh và cấp huyện


Hỗ trợ xây dựng năng lực sẽ được thực hiện nhằm hỗ trợ cơ quan quản lý Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở cấp tỉnh và cấp huyện, giúp họ tạo ra được các sản phẩm du lịch có trách nhiệm và mang tính cạnh tranh, đồng thời giúp phát triển và thực hiện các kế hoạch du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội ở cấp độ khu vực.

3. Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Lữ hành và Khách sạn, các Câu lạc bộ


Tăng cường thể chế và xây dựng năng lực thông qua việc cung cấp các trang thiết bị và hỗ trợ kỹ thuật với việc thiết lập văn phòng chuyên nghiệp có khả năng cung cấp hỗ trợ cho các tổ chức theo phân ngành. VITA sẽ tham gia vào việc xác định mối quan hệ đối tác công-tư và trong việc xây dựng Tổ chức quản lý điểm đến. VITA cũng có thể hỗ trợ các sáng kiến đối thoại công tư, đặc biệt ở một số khu vực được lựa chọn để thí điểm.

4. Các cơ sở đào tạo du lịch


Dự án sẽ cung cấp hạn chế các trang thiết bị cho các trường du lịch trong hoạt động 3.8 Củng cố các cơ sở đào tạo.


Trọng tâm kết hợp với các cơ sở đào tạo sẽ là nỗ lự xây dựng năng lực nhằm hỗ trợ việc xây dựng và ứng dụng giáo trình du lịch về vấn đề có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Mở rộng hơn, liên quan tới các hoạt động phát triển năng lực, sẽ là cập nhật lại về nhu cầu đào tạo du lịch, và xây dựng Chiến lược Phát triển nguồn nhân lực, Giáo dục và Đào tạo nghề và Kế hoạch Hành động.

5. Chủ sở hữu các doanh nghiệp du lịch


Là các đối tượng hưởng lợi trực tiếp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ hưởng lợi chủ yếu thông qua hỗ trợ của Dự án nhờ các mạng lưới hiệp hội du lịch, được bổ sung bởi một số các hoạt động cụ thể mang tính chiến lược theo yêu cầu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tham gia tích cực trong việc thiết lập Tổ chức quản lý điểm đến.

6. Người dân tộc thiểu số và nhóm chịu thiệt thòi


Những người dân tộc thiểu số sẽ nhận được sự chú ý đặc biệt của Dự án vì họ đại diện cho phần lớn dân số vẫn còn nghèo của Việt Nam trong khi văn hóa và khu vực miền núi nơi họ sinh sống là những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng và nổi bật hẳn lên trong hồ sơ Du lịch của Việt Nam. Người thiểu số sẽ hiện diện trong toàn bộ hoặc phần lớn các hoạt động tại một số tỉnh, đặc biệt liên quan tới đào tạo.

7. Phụ nữ


Dự án ESRT sẽ thúc đẩy sự hiện diện một cách bình đẳng của phụ nữ trong toàn bộ các hoạt động đào tạo, đảm bảo ít nhất 50% người tham gia là phụ nữ. Dự án cũng nâng cao nhận thức trong ngành du lịch và với các du khách về những hiểm nguy từ việc lạm dụng bóc lột phụ nữ. Dự án cũng hỗ trợ những công cụ để đo lường những thực tiễn đó.


Dự án cũng tuyển dụng 50% nhân viên nữ và chủ động khuyến khích ký hợp đồng với những đào tạo viên, chuyên gia tư vấn và cố vấn từ doanh nghiệp là nữ.