Nhằm định hướng phát triển và quảng bá du lịch bền vững, Dự án EU đã hỗ trợ Tổng cục Du lịch xây dựng Chiến lược Marketing cho ngành Du lịch Việt Nam, tới 2020 và Kế hoạch Hành động 2013 – 2015.
Với cơ sở là Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, Tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược Marketing hướng tới phát triển các sản phẩm chất lượng dựa vào những lợi thế tự nhiên của bảy vùng du lịch và tập trung vào du lịch biển/bãi biển, du lịch văn hóa, du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên (sinh thái).
Chiến lược Marketing cho ngành Du lịch Việt Nam hướng tới ba mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường.
Mục tiêu kinh tế: Thu hút được từ 10-10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2020 (tăng trưởng hàng năm đạt 7,6%), đáp ứng được 48 triệu lượt khách nội địa (tăng trưởng đạt 5,3% hàng năm). Doanh thu từ du lịch đến năm 2020 sẽ tăng đến 18-19 tỉ đô la Mỹ (đạt 13,8%/năm vào năm 2015 và 12%/năm vào các năm tiếp theo), đóng góp 6,5 – 7% GDP vào năm 2020, thu hút 42,5 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư, tăng nguồn cung buồng lưu trú đến 580.000 buồng từ nay đến năm 2020.
Mục tiêu xã hội: Tăng tổng số lao động trong ngành du lịch lên hơn 3 triệu lao động, trong đó có 870.000 lao động trực tiếp, đảm bảo phát triển du lịch sẽ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, cải thiện cuộc sống cho người dân.
Mục tiêu môi trường: Phát triển du lịch Xanh, gắn hoạt động du lịch với giữ gìn và phát huy các giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo các dự án phát triển du lịch phải tuân thủ luật môi trường.
Chiến lược cũng tập trung phát triển du lịch và marketing tại những thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, thị trường phía Tây – Tây Âu, những thị trường mới như Trung Đông và Ấn Độ.
Tải xuống: https://esrt.vn/data/filedownload/file/FileDownload23.pdf
Nhằm định hướng phát triển và quảng bá du lịch bền vững, Dự án EU đã hỗ trợ Tổng cục Du lịch xây dựng Chiến lược Marketing cho ngành Du lịch Việt Nam, tới 2020 và Kế hoạch Hành động 2013 – 2015.
Với cơ sở là Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, Tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược Marketing hướng tới phát triển các sản phẩm chất lượng dựa vào những lợi thế tự nhiên của bảy vùng du lịch và tập trung vào du lịch biển/bãi biển, du lịch văn hóa, du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên (sinh thái).
Chiến lược Marketing cho ngành Du lịch Việt Nam hướng tới ba mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường.
Mục tiêu kinh tế: Thu hút được từ 10-10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2020 (tăng trưởng hàng năm đạt 7,6%), đáp ứng được 48 triệu lượt khách nội địa (tăng trưởng đạt 5,3% hàng năm). Doanh thu từ du lịch đến năm 2020 sẽ tăng đến 18-19 tỉ đô la Mỹ (đạt 13,8%/năm vào năm 2015 và 12%/năm vào các năm tiếp theo), đóng góp 6,5 – 7% GDP vào năm 2020, thu hút 42,5 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư, tăng nguồn cung buồng lưu trú đến 580.000 buồng từ nay đến năm 2020.
Mục tiêu xã hội: Tăng tổng số lao động trong ngành du lịch lên hơn 3 triệu lao động, trong đó có 870.000 lao động trực tiếp, đảm bảo phát triển du lịch sẽ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, cải thiện cuộc sống cho người dân.
Mục tiêu môi trường: Phát triển du lịch Xanh, gắn hoạt động du lịch với giữ gìn và phát huy các giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo các dự án phát triển du lịch phải tuân thủ luật môi trường.
Chiến lược cũng tập trung phát triển du lịch và marketing tại những thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, thị trường phía Tây – Tây Âu, những thị trường mới như Trung Đông và Ấn Độ.
Tải xuống: https://esrt.vn/data/filedownload/file/FileDownload23.pdf