Du lịch Việt Nam đối mặt nhiều thách thức

 

Du lịch hiện đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tạo ra nhiều việc làm và giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức để phát triển bền vững.

Theo Dự án chương trình “Phát
triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội”, lượng khách
đến Việt Nam tăng trung bình 8,9%/năm so với tốc độ tăng trưởng trung bình của
thế giới là 3,4%/năm trong cùng thời gian. Năm 2011, 10 thị trường nguồn đã
mang lại hơn 75% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, thị trường Bắc
Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan) chiếm 46%, thị trường châu Âu cũng
là thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam.

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

 

Hiện vùng du lịch hấp dẫn nhất của Việt Nam
nằm ở 3 điểm đến: Hà Nội, TP.HCM, Đã Nẵng- Huế, Hội An. 3 vùng du lịch có tốc
độ tăng trưởng lượng khách nhất là miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
Theo các chuyên gia ESRT, yếu tố tạo nên sức hút của du lịch Việt Nam nằm ở sự
phong phú của của văn hóa, da dạng của tài nguyên thiên nhiên, sở hữu nhiều bãi
biển và hòn đảo hoang sơ, dịch vụ cao cấp đầy ấn tượng, hấp dẫn được du khách
đặc biệt yêu thích.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, trên du
lịch Việt Nam đang tồn tại không ít yếu kém về sản phẩm, thị trường là bước cản
để du lịch có thể phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Đó là
sản phẩm du lịch, vấn đề nghiên cứu thị trường phát triển thị trường còn hạn
chế; quản lý điểm đến bất cập; thiếu sự cam kết thực sự đối với du lịch có
trách hiệm, số lượng nguồn nhân lực đã qua đào tạo không bắt kịp với tộc độ
phát triển du lịch dẫn đến năng lực kinh doanh hạn chế; sản phẩm theo định hướng
thị trường ở các điểm đến phụ còn thiếu tính đa dạng để có thể giữ khách lưu
lại lâu hơn…

 

Về thị trường, đầu tư marketing còn hạn chế,
với kinh phí khiêm tốn 30-40 tỷ đồng/năm du lịch Việt Nam khó có thể thực hiện
xúc tiến, quảng bá hiệu quả; chưa có trang web du lịch quảng bá điểm đến, không
có văn phòng du lịch nước ngoài…

 

Trong khi đó, theo khuyến cáo du lịch Việt
Nam đang phải đối mặt rất nhiều thách thức, phải cạnh tranh khốc liệt với các
quốc gia trong khu vực như: Malaisia, Thái Lan, Camphuchia trong việc xúc tiến
các sản phẩm du lịch trọng tâm như du lịch bằng đường biển, văn hóa… Mặt khác,
hiện các nước láng giềng đều có chiến dịch đầu tư marketing rất lớn nhằm gia
tăng sức hấp dẫn các thị trường khách du lịch vì thế khả năng thu hút nguồn khách
du lịch của Việt Nam càng khó khăn hơn. Ngày càng nhiều người mong muốn đi du
lịch nước ngoài. Việt Nam sẽ mất thị trường nội địa cho những điểm du lịch lân
cận khác trong khu vực, do các hãng hàng không giá rẻ đưa ra nhiều cơ hội cho
người dân Việt Nam…

 

Trước khó khăn, theo các chuyên gia ESRT,
ngành du lịch Việt Nam phải có một chiến lược và mục tiêu phát triển rõ ràng
đối với hoạt động marketing. Cụ thể, cần định vị Việt Nam như một điểm du lịch
cần phải đến ở Đông Nam Á dựa trên sản phẩm và giá trị thương hiệu then chốt
tại thị trường châu Á và một số thị trường phương Tây được lựa chọn. Truyền
thông một cách có hiệu quả về tính đa dạng của sản phẩm du lịch được chào bán,
các vùng du lịch chính, kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng chi tiêu
tại chỗ, thu hút khách du lịch quay trở lại. Hợp tác quản lý hiệu quả khu vực
kinh tế tư nhân, hướng tới các phân đoạn thị trường tốt cũng như những thị
trường mới đạt hiệu quả về chi phí…

 

 

Hoa Quỳnh

Nguồn: Báo Công thương (http://baocongthuong.com.vn/du-lich/36661/du-lich-viet-nam-doi-mat-nhieu-thach-thuc.htm#.Uav0k-1kPDl)



 

Du lịch hiện đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tạo ra nhiều việc làm và giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức để phát triển bền vững.

Theo Dự án chương trình “Phát
triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội”, lượng khách
đến Việt Nam tăng trung bình 8,9%/năm so với tốc độ tăng trưởng trung bình của
thế giới là 3,4%/năm trong cùng thời gian. Năm 2011, 10 thị trường nguồn đã
mang lại hơn 75% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, thị trường Bắc
Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan) chiếm 46%, thị trường châu Âu cũng
là thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam.

 

Hiện vùng du lịch hấp dẫn nhất của Việt Nam
nằm ở 3 điểm đến: Hà Nội, TP.HCM, Đã Nẵng- Huế, Hội An. 3 vùng du lịch có tốc
độ tăng trưởng lượng khách nhất là miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
Theo các chuyên gia ESRT, yếu tố tạo nên sức hút của du lịch Việt Nam nằm ở sự
phong phú của của văn hóa, da dạng của tài nguyên thiên nhiên, sở hữu nhiều bãi
biển và hòn đảo hoang sơ, dịch vụ cao cấp đầy ấn tượng, hấp dẫn được du khách
đặc biệt yêu thích.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, trên du
lịch Việt Nam đang tồn tại không ít yếu kém về sản phẩm, thị trường là bước cản
để du lịch có thể phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Đó là
sản phẩm du lịch, vấn đề nghiên cứu thị trường phát triển thị trường còn hạn
chế; quản lý điểm đến bất cập; thiếu sự cam kết thực sự đối với du lịch có
trách hiệm, số lượng nguồn nhân lực đã qua đào tạo không bắt kịp với tộc độ
phát triển du lịch dẫn đến năng lực kinh doanh hạn chế; sản phẩm theo định hướng
thị trường ở các điểm đến phụ còn thiếu tính đa dạng để có thể giữ khách lưu
lại lâu hơn…

 

Về thị trường, đầu tư marketing còn hạn chế,
với kinh phí khiêm tốn 30-40 tỷ đồng/năm du lịch Việt Nam khó có thể thực hiện
xúc tiến, quảng bá hiệu quả; chưa có trang web du lịch quảng bá điểm đến, không
có văn phòng du lịch nước ngoài…

 

Trong khi đó, theo khuyến cáo du lịch Việt
Nam đang phải đối mặt rất nhiều thách thức, phải cạnh tranh khốc liệt với các
quốc gia trong khu vực như: Malaisia, Thái Lan, Camphuchia trong việc xúc tiến
các sản phẩm du lịch trọng tâm như du lịch bằng đường biển, văn hóa… Mặt khác,
hiện các nước láng giềng đều có chiến dịch đầu tư marketing rất lớn nhằm gia
tăng sức hấp dẫn các thị trường khách du lịch vì thế khả năng thu hút nguồn khách
du lịch của Việt Nam càng khó khăn hơn. Ngày càng nhiều người mong muốn đi du
lịch nước ngoài. Việt Nam sẽ mất thị trường nội địa cho những điểm du lịch lân
cận khác trong khu vực, do các hãng hàng không giá rẻ đưa ra nhiều cơ hội cho
người dân Việt Nam…

 

Trước khó khăn, theo các chuyên gia ESRT,
ngành du lịch Việt Nam phải có một chiến lược và mục tiêu phát triển rõ ràng
đối với hoạt động marketing. Cụ thể, cần định vị Việt Nam như một điểm du lịch
cần phải đến ở Đông Nam Á dựa trên sản phẩm và giá trị thương hiệu then chốt
tại thị trường châu Á và một số thị trường phương Tây được lựa chọn. Truyền
thông một cách có hiệu quả về tính đa dạng của sản phẩm du lịch được chào bán,
các vùng du lịch chính, kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng chi tiêu
tại chỗ, thu hút khách du lịch quay trở lại. Hợp tác quản lý hiệu quả khu vực
kinh tế tư nhân, hướng tới các phân đoạn thị trường tốt cũng như những thị
trường mới đạt hiệu quả về chi phí…

 

 

Hoa Quỳnh

Nguồn: Báo Công thương (http://baocongthuong.com.vn/du-lich/36661/du-lich-viet-nam-doi-mat-nhieu-thach-thuc.htm#.Uav0k-1kPDl)