Du lịch có trách nhiệm với Di sản văn hóa: Mối quan hệ cộng sinh

 

Du lịch và di sản có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Di sản góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, và ngược lại, du lịch mang lại lợi ích kinh tế, tạo nguồn thu để có kinh phí bảo tồn di sản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong mối quan hệ này rất cần những việc làm và thái độ đúng đắn về phát triển du lịch bền vững từ chính quyền địa phương và những người làm du lịch để di sản không phải chịu sức ép từ sự quá tải về lượng khách, ô nhiễm môi trường và sự tàn phá do các tác nhân khác… Đó là nội dung thảo luận chính tại Hội thảo “Du lịch có trách nhiệm và Di sản văn hóa” do Dự án EU- ESRT tổ chức trong thời gian gần đây.

Nguồn lợi lớn

Việt Nam có một nền văn hóa đậm đà bản sắc và đa dạng, nét cổ xưa hiện hữu bên những công trình hiện đại cùng hệ thống di sản vật thể, phi vật thể phong phú. Đó chính là lợi thế để thu hút du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, những người luôn coi trọng yếu tố văn hóa trong hành trình khám phá vẻ đẹp của những miền đất mới. Con số thống kê được thực hiện gần đây cho thấy có tới 37% khách quốc tế đi du lịch có động cơ văn hóa. Họ ở lại lâu hơn, đi thăm nhiều nơi hơn và chi tiêu nhiều hơn khi nhận ra nét văn hóa mới lạ tại điểm đến.
            Sự nổi trội về tiềm năng du lịch di sản văn hóa của Việt Nam so với nhiều quốc gia khác, cả trong khu vực và ở phạm vi rộng hơn, là điều có thể khẳng định trong thực tế. Chẳng hạn, kết quả khảo sát do các chuyên gia thuộc Dự án EU thực hiện cho thấy, với những thị trường khách kỹ tính như Đức, 42% số khách du lịch từ nước này đã lựa chọn Việt Nam để trải nghiệm các tour du lịch văn hóa so với 27% chọn đến Thái Lan; sự hài lòng của du khách đối với trải nghiệm về văn hóa mà họ thu nhận được ở Việt Nam đạt mức 4,5/5,5. 
            Thực tế cho thấy hệ thống di sản đã đóng góp nhiều cho quá trình phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam trong những năm gần đây. Kinh tế xã hội tại các địa phương có di sản thế giới được UNESCO công nhận có sự chuyển biến rõ rệt, đời sống của người dân ngày càng khởi sắc, các loại hình dịch vụ du lịch phát triển, bắt đầu thể hiện lợi thế cạnh tranh, văn hóa truyền thống của Việt Nam ngày càng được nhiều bè bạn quốc tế biết tới. Nhiều địa phương đã có thể “sống khoẻ” bằng nguồn thu từ di sản. Thống kê của Cục Di sản văn hóa cho thấy, năm 2013, di tích Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long đón khoảng 2 triệu lượt khách, thu gần một trăm tỷ đồng từ tiền vé. Phố cổ Hội An đón 1,5 triệu khách, thu 65 tỷ đồng. Di tích Mỹ Sơn đón 229.625 khách, thu trên 20 tỷ đồng. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long đón 84.415 khách, thu hơn 2 tỷ đồng… Đó là những con số khá ấn tượng; cho thấy sự đóng góp mạnh mẽ của nguồn lực di sản đối với du lịch.
             Cần sự thay đổi từ nhận thức tới hành động
            Theo ông Kai Partale, chuyên gia phát triển ngành của Dự án EU- ESRT, với nền văn hóa giàu bản sắc như Việt Nam, vấn đề đặt ra là làm thế nào để các giá trị văn hóa được khai thác một cách tối đa mà không làm phương hại đến sự toàn vẹn của di sản, những giá trị cốt lõi; cung cấp các dịch vụ liên quan để thỏa mãn nhu cầu của du khách mà không làm di sản biến dạng. Muốn vậy, công tác maketing phải được thực hiện một cách có trách nhiệm. Ngành du lịch cần trang bị thêm kỹ năng truyền tải văn hóa, quản lý kinh doanh, trách nhiệm chăm sóc khách hàng, cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống… cho người dân địa phương để phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
            TS Dương Bích Hạnh, Trưởng ban Văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đề cao việc chia sẻ lợi ích và tham gia đồng đều của các bên trong phát triển du lịch và bảo tồn di sản. Theo bà, hiện nay, cộng đồng địa phương chưa được hưởng lợi nhiều, người dân bản địa tham gia làm du lịch hầu như chỉ ở mức độ tự phát; ý thức bảo vệ di sản, coi đó như nguồn lợi sống còn, mang tính lâu dài của chính mình còn chưa cao. Về lâu dài, cộng đồng địa phương có thể đưa những sản phẩm do chính mình làm ra để phục vụ du lịch, có chính sách về nhân sự và đào tạo để người dân địa phương trở thành người quản lý chứ không chỉ là làm thuê cho các doanh nghiệp. Khi tính tự chủ tăng lên, chính người dân địa phương sẽ cảm nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn sự toàn vẹn của di sản. 
            Đối với khách du lịch, cần quan tâm đến việc làm thế nào để họ hiểu và thấy được lợi ích của việc chung tay bảo đảm phát triển du lịch bền vững. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Huế đã kêu gọi khách du lịch hành động có trách nhiệm, góp phần cùng cộng đồng địa phương xây dựng điểm đến. Du khách nước ngoài có thể tham gia dạy tiếng Anh, bảo vệ môi trường, xử lý rác thải… Những hoạt động này được nhiều du khách ủng hộ, cùng tham gia một cách thích thú. 
            Việc mua vé vào các điểm tham quan cũng cần được tuyên truyền để du khách hiểu đó là cách để họ chung tay phát triển du lịch một cách bền vững. Vé tham quan chính là nguồn kinh phí để trùng tu di tích, di sản bị xuống cấp, và cũng chính là để phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan của du khách. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đóng vai trò cầu nối giữa du khách và chính quyền địa phương, khuyến khích du khách mua vé đầy đủ.  Việc nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, đặc biệt đối với các di sản văn hóa, không chỉ là việc cần làm đối với địa phương, với du khách hay doanh nghiệp, mà còn cần làm một cách bài bản đối với những sinh viên ngành du lịch – những người sẽ trực tiếp làm du lịch trong tương lai.  
             Bằng những việc làm cụ thể cùng sự quan tâm của những người tham gia làm du lịch có trách nhiệm, chắc chắn du lịch nói chung và du lịch gắn với di sản văn hóa nói riêng sẽ ngày càng phát triển bền vững, vì một ngành “công nghiệp không khói” đang dần khẳng định vị thế của mình trong sự phát triển của kinh tế xã hội      

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

 



 

Du lịch và di sản có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Di sản góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, và ngược lại, du lịch mang lại lợi ích kinh tế, tạo nguồn thu để có kinh phí bảo tồn di sản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong mối quan hệ này rất cần những việc làm và thái độ đúng đắn về phát triển du lịch bền vững từ chính quyền địa phương và những người làm du lịch để di sản không phải chịu sức ép từ sự quá tải về lượng khách, ô nhiễm môi trường và sự tàn phá do các tác nhân khác… Đó là nội dung thảo luận chính tại Hội thảo “Du lịch có trách nhiệm và Di sản văn hóa” do Dự án EU- ESRT tổ chức trong thời gian gần đây.

Nguồn lợi lớn

Việt Nam có một nền văn hóa đậm đà bản sắc và đa dạng, nét cổ xưa hiện hữu bên những công trình hiện đại cùng hệ thống di sản vật thể, phi vật thể phong phú. Đó chính là lợi thế để thu hút du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, những người luôn coi trọng yếu tố văn hóa trong hành trình khám phá vẻ đẹp của những miền đất mới. Con số thống kê được thực hiện gần đây cho thấy có tới 37% khách quốc tế đi du lịch có động cơ văn hóa. Họ ở lại lâu hơn, đi thăm nhiều nơi hơn và chi tiêu nhiều hơn khi nhận ra nét văn hóa mới lạ tại điểm đến.
            Sự nổi trội về tiềm năng du lịch di sản văn hóa của Việt Nam so với nhiều quốc gia khác, cả trong khu vực và ở phạm vi rộng hơn, là điều có thể khẳng định trong thực tế. Chẳng hạn, kết quả khảo sát do các chuyên gia thuộc Dự án EU thực hiện cho thấy, với những thị trường khách kỹ tính như Đức, 42% số khách du lịch từ nước này đã lựa chọn Việt Nam để trải nghiệm các tour du lịch văn hóa so với 27% chọn đến Thái Lan; sự hài lòng của du khách đối với trải nghiệm về văn hóa mà họ thu nhận được ở Việt Nam đạt mức 4,5/5,5. 
            Thực tế cho thấy hệ thống di sản đã đóng góp nhiều cho quá trình phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam trong những năm gần đây. Kinh tế xã hội tại các địa phương có di sản thế giới được UNESCO công nhận có sự chuyển biến rõ rệt, đời sống của người dân ngày càng khởi sắc, các loại hình dịch vụ du lịch phát triển, bắt đầu thể hiện lợi thế cạnh tranh, văn hóa truyền thống của Việt Nam ngày càng được nhiều bè bạn quốc tế biết tới. Nhiều địa phương đã có thể “sống khoẻ” bằng nguồn thu từ di sản. Thống kê của Cục Di sản văn hóa cho thấy, năm 2013, di tích Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long đón khoảng 2 triệu lượt khách, thu gần một trăm tỷ đồng từ tiền vé. Phố cổ Hội An đón 1,5 triệu khách, thu 65 tỷ đồng. Di tích Mỹ Sơn đón 229.625 khách, thu trên 20 tỷ đồng. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long đón 84.415 khách, thu hơn 2 tỷ đồng… Đó là những con số khá ấn tượng; cho thấy sự đóng góp mạnh mẽ của nguồn lực di sản đối với du lịch.
             Cần sự thay đổi từ nhận thức tới hành động
            Theo ông Kai Partale, chuyên gia phát triển ngành của Dự án EU- ESRT, với nền văn hóa giàu bản sắc như Việt Nam, vấn đề đặt ra là làm thế nào để các giá trị văn hóa được khai thác một cách tối đa mà không làm phương hại đến sự toàn vẹn của di sản, những giá trị cốt lõi; cung cấp các dịch vụ liên quan để thỏa mãn nhu cầu của du khách mà không làm di sản biến dạng. Muốn vậy, công tác maketing phải được thực hiện một cách có trách nhiệm. Ngành du lịch cần trang bị thêm kỹ năng truyền tải văn hóa, quản lý kinh doanh, trách nhiệm chăm sóc khách hàng, cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống… cho người dân địa phương để phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
            TS Dương Bích Hạnh, Trưởng ban Văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đề cao việc chia sẻ lợi ích và tham gia đồng đều của các bên trong phát triển du lịch và bảo tồn di sản. Theo bà, hiện nay, cộng đồng địa phương chưa được hưởng lợi nhiều, người dân bản địa tham gia làm du lịch hầu như chỉ ở mức độ tự phát; ý thức bảo vệ di sản, coi đó như nguồn lợi sống còn, mang tính lâu dài của chính mình còn chưa cao. Về lâu dài, cộng đồng địa phương có thể đưa những sản phẩm do chính mình làm ra để phục vụ du lịch, có chính sách về nhân sự và đào tạo để người dân địa phương trở thành người quản lý chứ không chỉ là làm thuê cho các doanh nghiệp. Khi tính tự chủ tăng lên, chính người dân địa phương sẽ cảm nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn sự toàn vẹn của di sản. 
            Đối với khách du lịch, cần quan tâm đến việc làm thế nào để họ hiểu và thấy được lợi ích của việc chung tay bảo đảm phát triển du lịch bền vững. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Huế đã kêu gọi khách du lịch hành động có trách nhiệm, góp phần cùng cộng đồng địa phương xây dựng điểm đến. Du khách nước ngoài có thể tham gia dạy tiếng Anh, bảo vệ môi trường, xử lý rác thải… Những hoạt động này được nhiều du khách ủng hộ, cùng tham gia một cách thích thú. 
            Việc mua vé vào các điểm tham quan cũng cần được tuyên truyền để du khách hiểu đó là cách để họ chung tay phát triển du lịch một cách bền vững. Vé tham quan chính là nguồn kinh phí để trùng tu di tích, di sản bị xuống cấp, và cũng chính là để phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan của du khách. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đóng vai trò cầu nối giữa du khách và chính quyền địa phương, khuyến khích du khách mua vé đầy đủ.  Việc nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, đặc biệt đối với các di sản văn hóa, không chỉ là việc cần làm đối với địa phương, với du khách hay doanh nghiệp, mà còn cần làm một cách bài bản đối với những sinh viên ngành du lịch – những người sẽ trực tiếp làm du lịch trong tương lai.  
             Bằng những việc làm cụ thể cùng sự quan tâm của những người tham gia làm du lịch có trách nhiệm, chắc chắn du lịch nói chung và du lịch gắn với di sản văn hóa nói riêng sẽ ngày càng phát triển bền vững, vì một ngành “công nghiệp không khói” đang dần khẳng định vị thế của mình trong sự phát triển của kinh tế xã hội