Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia về Du lịch: Phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam

 

Tại Hà Nội, vừa diễn ra Hội thảo “Phương hướng đồng bộ hóa tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) với tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia về du lịch”. Hội thảo do Dự án EU tổ chức nhằm trao đổi thông tin với các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo đã và đang sử dụng VTOS, đồng thời đề xuất kế hoạch đồng bộ hóa tiêu chuẩn VTOS theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Tham dự hội thảo có Phó Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Mạnh Cường, đại diện: Bộ VHTTDL, Bộ LĐTB-XH, Bộ GD-ĐT; 14 trường cao đẳng nghề; thành viên Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch Việt Nam (VTCB); khoa Du lịch ĐH Mở và ĐH Phương Đông; Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Lữ hành và Hiệp hội Khách sạn cùng một số doanh nghiệp du lịch, khách sạn, lữ hành tại Hà Nội.

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) với 13 tiêu chuẩn do Dự án phát triển nguồn nhân lực Du lịch (EU tài trợ giai đoạn 2004 – 2010) xây dựng, đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp cũng như các cơ sở đào tạo du lịch. Trong quá trình triển khai cho thấy bộ tiêu chuẩn VTOS rất phù hợp với việc nâng cao chất lượng nhân viên nghề Du lịch tại Việt Nam, tuy nhiên, chưa tương thích với các quy định hiện hành của Việt Nam. Bởi vậy, Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia về Du lịch do Bộ VHTTDL phối hợp với Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTB-XH) xây dựng đang chờ phê duyệt để trở thành tiêu chuẩn nghề quốc gia về Du lịch gồm 8 danh mục nghề cơ bản như: dịch vụ nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị khách sạn, quản trị resort, quản trị dịch vụ giải trí – thể thao, hướng dẫn du lịch, quản trị lữ hành, quản trị du lịch MICE. Ngoài tương thích với các quy định hiện hành của Việt Nam, tiêu chuẩn nghề quốc gia về Du lịch của Việt Nam cũng cần phải tương thích với tiêu chuẩn nghề chung của ASEAN về Du lịch.

Tại hội thảo, sau khi nghe các chuyên gia trình bày các ý tưởng nghiên cứu về việc tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh bộ tiêu chuẩn cho nghề Du lịch, đa số các đại biểu đồng tình và ủng hộ việc đồng bộ hóa các bộ tiêu chuẩn và khẳng định đây là việc làm rất cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Du lịch nước ta hiện nay.

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

Theo ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam thì Bộ tiêu chuẩn VTOS vẫn còn một số bất cập. Nếu áp dụng VTOS đối với các cơ sở lưu trú thì không khó, có thể căn cứ vào cơ sở vật chất, số lượng lao động để phân cấp. Còn áp dụng với các đơn vị kinh doanh lữ hành thì không đơn giản. Có công ty hằng năm đón vài trăm nghìn lượt khách nhưng cũng có nhiều công ty chỉ đón được vài trăm thậm chí ít hơn, vậy thì rất khó áp dụng và phân cấp nếu căn cứ theo cơ sở vật chất, số lượng lao động không phù hợp.

Hay việc các hướng dẫn viên (HDV) hoạt động tự do không thuộc sự quản lý của Nhà nước cũng là một trong những trở ngại cho việc áp dụng đào tạo lại theo quy chuẩn. Nguồn nhân lực đào tạo cho HDV ở các vùng không đồng đều, nên áp dụng tiêu chuẩn như nhau là không phù hợp. Ông Bình đề xuất: Nên quản lý đội ngũ HDV theo hình thức thu hút họ trở thành thành viên của VTOS thì mới có cơ sở được cấp chứng chỉ hành nghề và nên phân cấp các hãng lữ hành để góp phần đáp ứng theo tiêu chuẩn của VTOS. Ngoài ra, cần bổ sung nghề thuyết minh viên vào danh mục áp dụng tiêu chuẩn.

Còn bà Phạm Thị Vi, người sáng lập Trường dạy nghề tư thục Hoa Sữa lại chia sẻ, Bộ tiêu chuẩn VTOS đã được nhà trường áp dụng trong chương trình giảng dạy nghề Du lịch từ vài năm nay và được coi là “cẩm nang” cho giáo viên và nhà trường. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa các Bộ tiêu chuẩn có thể thấy rằng bộ tiêu chuẩn quốc gia còn chung chung chưa đủ khái quát trong khi bộ tiêu chuẩn VTOS lại quá chi tiết, cụ thể. Vì vậy, nếu đồng nhất được hai bộ tiêu chuẩn này thì sẽ phù hợp với thực tiễn và việc áp dụng quy chuẩn quốc gia trong đào tạo sẽ giúp các học viên sau khi ra trường có nhiều cơ hội làm việc tại các nước thành viên của ASEAN – Chuyên gia quốc tế dự án EU – ông Chris Benke khẳng định: “Tiêu chuẩn VTOS chính là các kỹ năng cơ bản tối thiểu mà một nhân viên cần phải có để thực hiện công việc hiệu quả đồng thời là những chuẩn mực, thước đo để đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động”.

Phát biểu tại buổi hội thảo, Phó Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Mạnh Cường nhận định: Việc đồng bộ hóa Bộ tiêu chuẩn VTOS và Bộ tiêu chuẩn quốc gia là rất quan trọng, đảm bảo cho chứng chỉ của ngành liên thông với chứng chỉ hệ thống của quốc gia. Khi Bộ tiêu chuẩn quốc gia chưa ban hành thì việc áp dụng những tiêu chuẩn của ngành, cụ thể là Bộ tiêu chuẩn VTOS là cần thiết và là cái tiêu chuẩn chính thống. Nhưng khi đã ban hành được Bộ tiêu chuẩn quốc gia thì đây là cơ sở pháp lý cao nhất.

Cũng theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Mạnh Cường, hiện nay, chứng chỉ do VTCB cấp vẫn là mức chuẩn của quốc gia. Do yêu cầu của sự phát triển, tiêu chuẩn được phát sinh từ ngành rồi mới xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, chính vì vậy, việc xây dựng ban hành Bộ tiêu chuẩn quốc gia cần phải tuân thủ theo luật pháp, kết hợp hài hòa, phù hợp với điều kiện thực tiễn của quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia sẽ là khung chung, mỗi ngành nghề phải xây dựng các cấu trúc riêng sao cho phù hợp.

Đoàn Hoa

Hệ thống VTOS đã có 14 trung tâm thẩm định và 57 trung tâm đánh giá, với 2.600 đào tạo viên của 644 đơn vị (gồm các công ty lữ hành, khách sạn và các trường đào tạo) thuộc 46 tỉnh, thành phố tham dự. Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam (VTCB) đã tiến hành 453 kỳ thẩm định VTOS, cấp chứng chỉ cho 1.200 nhân viên nghề đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn VTOS hiện chưa được công nhận như là một tiêu chuẩn nghề quốc gia về Du lịch do cách thức xây dựng và định dạng tiêu chuẩn chưa tương thích với quy định hiện hành của Việt Nam.

Dự án Chương trình Phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (gọi tắt là Dự án EU, do Liên minh châu Âu tài trợ) sẽ tiếp tục kế thừa và phát triển thêm những tiêu chuẩn mới của VTOS; đẩy mạnh áp dụng VTOS trong đào tạo tại các trường Du lịch, hướng đến các đối tượng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Dự án cũng đang nỗ lực đánh giá sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn này, từ đó đưa ra phương hướng đồng bộ hóa tiêu chuẩn VTOS theo quy định về xây dựng tiêu chuẩn nghề quốc gia về Du lịch, phù hợp với tiêu chuẩn chung về Du lịch của ASEAN. Trong lần triển khai này, các chuyên gia tập trung nghiên cứu tiêu chuẩn “Nghiệp vụ nhà hàng” để có kinh nghiệm triển khai rộng rãi với các tiêu chuẩn còn lại



Báo Du lịch

 

Tại Hà Nội, vừa diễn ra Hội thảo “Phương hướng đồng bộ hóa tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) với tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia về du lịch”. Hội thảo do Dự án EU tổ chức nhằm trao đổi thông tin với các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo đã và đang sử dụng VTOS, đồng thời đề xuất kế hoạch đồng bộ hóa tiêu chuẩn VTOS theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Tham dự hội thảo có Phó Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Mạnh Cường, đại diện: Bộ VHTTDL, Bộ LĐTB-XH, Bộ GD-ĐT; 14 trường cao đẳng nghề; thành viên Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch Việt Nam (VTCB); khoa Du lịch ĐH Mở và ĐH Phương Đông; Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Lữ hành và Hiệp hội Khách sạn cùng một số doanh nghiệp du lịch, khách sạn, lữ hành tại Hà Nội.

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) với 13 tiêu chuẩn do Dự án phát triển nguồn nhân lực Du lịch (EU tài trợ giai đoạn 2004 – 2010) xây dựng, đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp cũng như các cơ sở đào tạo du lịch. Trong quá trình triển khai cho thấy bộ tiêu chuẩn VTOS rất phù hợp với việc nâng cao chất lượng nhân viên nghề Du lịch tại Việt Nam, tuy nhiên, chưa tương thích với các quy định hiện hành của Việt Nam. Bởi vậy, Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia về Du lịch do Bộ VHTTDL phối hợp với Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTB-XH) xây dựng đang chờ phê duyệt để trở thành tiêu chuẩn nghề quốc gia về Du lịch gồm 8 danh mục nghề cơ bản như: dịch vụ nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị khách sạn, quản trị resort, quản trị dịch vụ giải trí – thể thao, hướng dẫn du lịch, quản trị lữ hành, quản trị du lịch MICE. Ngoài tương thích với các quy định hiện hành của Việt Nam, tiêu chuẩn nghề quốc gia về Du lịch của Việt Nam cũng cần phải tương thích với tiêu chuẩn nghề chung của ASEAN về Du lịch.

Tại hội thảo, sau khi nghe các chuyên gia trình bày các ý tưởng nghiên cứu về việc tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh bộ tiêu chuẩn cho nghề Du lịch, đa số các đại biểu đồng tình và ủng hộ việc đồng bộ hóa các bộ tiêu chuẩn và khẳng định đây là việc làm rất cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Du lịch nước ta hiện nay.

Theo ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam thì Bộ tiêu chuẩn VTOS vẫn còn một số bất cập. Nếu áp dụng VTOS đối với các cơ sở lưu trú thì không khó, có thể căn cứ vào cơ sở vật chất, số lượng lao động để phân cấp. Còn áp dụng với các đơn vị kinh doanh lữ hành thì không đơn giản. Có công ty hằng năm đón vài trăm nghìn lượt khách nhưng cũng có nhiều công ty chỉ đón được vài trăm thậm chí ít hơn, vậy thì rất khó áp dụng và phân cấp nếu căn cứ theo cơ sở vật chất, số lượng lao động không phù hợp.

Hay việc các hướng dẫn viên (HDV) hoạt động tự do không thuộc sự quản lý của Nhà nước cũng là một trong những trở ngại cho việc áp dụng đào tạo lại theo quy chuẩn. Nguồn nhân lực đào tạo cho HDV ở các vùng không đồng đều, nên áp dụng tiêu chuẩn như nhau là không phù hợp. Ông Bình đề xuất: Nên quản lý đội ngũ HDV theo hình thức thu hút họ trở thành thành viên của VTOS thì mới có cơ sở được cấp chứng chỉ hành nghề và nên phân cấp các hãng lữ hành để góp phần đáp ứng theo tiêu chuẩn của VTOS. Ngoài ra, cần bổ sung nghề thuyết minh viên vào danh mục áp dụng tiêu chuẩn.

Còn bà Phạm Thị Vi, người sáng lập Trường dạy nghề tư thục Hoa Sữa lại chia sẻ, Bộ tiêu chuẩn VTOS đã được nhà trường áp dụng trong chương trình giảng dạy nghề Du lịch từ vài năm nay và được coi là “cẩm nang” cho giáo viên và nhà trường. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa các Bộ tiêu chuẩn có thể thấy rằng bộ tiêu chuẩn quốc gia còn chung chung chưa đủ khái quát trong khi bộ tiêu chuẩn VTOS lại quá chi tiết, cụ thể. Vì vậy, nếu đồng nhất được hai bộ tiêu chuẩn này thì sẽ phù hợp với thực tiễn và việc áp dụng quy chuẩn quốc gia trong đào tạo sẽ giúp các học viên sau khi ra trường có nhiều cơ hội làm việc tại các nước thành viên của ASEAN – Chuyên gia quốc tế dự án EU – ông Chris Benke khẳng định: “Tiêu chuẩn VTOS chính là các kỹ năng cơ bản tối thiểu mà một nhân viên cần phải có để thực hiện công việc hiệu quả đồng thời là những chuẩn mực, thước đo để đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động”.

Phát biểu tại buổi hội thảo, Phó Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Mạnh Cường nhận định: Việc đồng bộ hóa Bộ tiêu chuẩn VTOS và Bộ tiêu chuẩn quốc gia là rất quan trọng, đảm bảo cho chứng chỉ của ngành liên thông với chứng chỉ hệ thống của quốc gia. Khi Bộ tiêu chuẩn quốc gia chưa ban hành thì việc áp dụng những tiêu chuẩn của ngành, cụ thể là Bộ tiêu chuẩn VTOS là cần thiết và là cái tiêu chuẩn chính thống. Nhưng khi đã ban hành được Bộ tiêu chuẩn quốc gia thì đây là cơ sở pháp lý cao nhất.

Cũng theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Mạnh Cường, hiện nay, chứng chỉ do VTCB cấp vẫn là mức chuẩn của quốc gia. Do yêu cầu của sự phát triển, tiêu chuẩn được phát sinh từ ngành rồi mới xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, chính vì vậy, việc xây dựng ban hành Bộ tiêu chuẩn quốc gia cần phải tuân thủ theo luật pháp, kết hợp hài hòa, phù hợp với điều kiện thực tiễn của quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia sẽ là khung chung, mỗi ngành nghề phải xây dựng các cấu trúc riêng sao cho phù hợp.

Đoàn Hoa

Hệ thống VTOS đã có 14 trung tâm thẩm định và 57 trung tâm đánh giá, với 2.600 đào tạo viên của 644 đơn vị (gồm các công ty lữ hành, khách sạn và các trường đào tạo) thuộc 46 tỉnh, thành phố tham dự. Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam (VTCB) đã tiến hành 453 kỳ thẩm định VTOS, cấp chứng chỉ cho 1.200 nhân viên nghề đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn VTOS hiện chưa được công nhận như là một tiêu chuẩn nghề quốc gia về Du lịch do cách thức xây dựng và định dạng tiêu chuẩn chưa tương thích với quy định hiện hành của Việt Nam.

Dự án Chương trình Phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (gọi tắt là Dự án EU, do Liên minh châu Âu tài trợ) sẽ tiếp tục kế thừa và phát triển thêm những tiêu chuẩn mới của VTOS; đẩy mạnh áp dụng VTOS trong đào tạo tại các trường Du lịch, hướng đến các đối tượng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Dự án cũng đang nỗ lực đánh giá sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn này, từ đó đưa ra phương hướng đồng bộ hóa tiêu chuẩn VTOS theo quy định về xây dựng tiêu chuẩn nghề quốc gia về Du lịch, phù hợp với tiêu chuẩn chung về Du lịch của ASEAN. Trong lần triển khai này, các chuyên gia tập trung nghiên cứu tiêu chuẩn “Nghiệp vụ nhà hàng” để có kinh nghiệm triển khai rộng rãi với các tiêu chuẩn còn lại



Báo Du lịch