Portfolio là gì?
Khi bạn là một sinh viên trường nghệ thuật hay là một nhân viên của một doanh nghiệp tài chính, đầu tư… chắc hẳn đã không ít lần nghe về portfolio. Tuy nhiên nếu là một tay ngang thì có lẽ khái niệm portfilio còn chưa hiểu rõ ràng. Qua bài viết này chúng tôi hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về portfolio. Vậy portfolio là gì? Portfolio gồm những gì để có thể thể hiện được năng lực của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Và cần chú ý những gì khi thiết kế portfolio. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Portfolio là gì?
Portfolio là sản phẩm được dùng để thể hiện năng lực của cá nhân hay doanh nghiệp nó còn được gọi là hồ sơ năng lực. Portfolio có thể được thiết kế thành file sau đó in ra hoặc thiết kế trên website thương mại điện tử
Portfolio là một từ có nguồn ốc trong tiếng Pháp được ghép bởi 2 từ porte và folio. Trong đó nó thể hiện năng lực của cá nhân hay doanh nghiệp vì vậy nó còn được gọi là hồ sơ năng lực. Tuy nhiên gần như chỉ những người làm về nghệ thuật hay các doanh nghiệp tài chính, đầu tư với cần đến portfolio.
Bởi vì thông qua các nội dung và cách thiết kế portfolio nhà tuyển dụng. Hoặc khách hàng sẽ dựa vào đó đáng giá năng lực của cá nhân người ứng tuyển hoặc doanh nghiệp nên portfolio phải được trình bày một cách hiệu qu. Việc sắp xếp hình ảnh, thông tin đảm bảo có lợi nhất cho người hoặc doanh nghiệp sở hữu nó.
Protfolio gồm những gì?
Giới thiệu: Chắc chắn là bất kỳ một bộ hồ sơ nào cũng cần có sơ yếu lý lịch rồi bởi người xem họ cần biết bạn là ai. Vì vậy phần này bạn sẽ cần có tên tuổi, địa chỉ liên lạc, một chút về tiểu sử, lĩnh vực hoạt động. Bạn nên thiết kế sao cho thu hút người xem làm cho họ ấn tượng với bạn, nhất là khi mà bạn đang mong muốn được tiếp cận với công việc trong lĩnh vực đó.
Khả năng và kinh nghiệm:
Đây là phần giành cho bạn khoe thành tích, kinh nghiệm chuyên môn, các giải thưởng, các tác phẩm. Tuy nhiên portfolio cũng giống như CV, bạn không thể lan man về bản thân mình được thì portfolio cũng vậy. Bạn không thể khoe hết tất cả thành tích được, bởi vậy bạn phải chắt lọc làm sao để phô diễn thật khéo, thật thận trọng với bất kỳ tác phẩm, hay hình ảnh nào mà bạn đưa vào đó.
Ở đây bạn có thể đề cập đến những ý tưởng mới mà bạn đang mong muốn thực hiện hoặc cả những kinh nghiệm thất bại của bạn nhưng phải cho biết lý do dẫn đến thất bại nữa.
Những tác phẩm, những dự án có sự tham gia của bạn thành công gần nhất sẽ càng làm cho giá trị của bạn được nâng lên trong tầm mắt của nhà tuyển dụng.
Khi bạn chưa có kinh nghiệm gì nhiều bạn nên thể hiện sư đa năng của mình, cho nhà tuyển dụng thấy được sự đam mê, nhiệt huyết sẵn sàng cống hiến cho công việc cho lĩnh vực bạn chọn.
Đánh giá khách quan:
Không gì có trọng lượng trong mắt nhà tuyển dụng bằng những lời khen của người quản lý cũ nơi bạn đã làm việc, hoặc là một lời nhận xét tốt của những khách hàng đã sử dụng dịch vụ của bạn, hay một giải thưởng bạn đạt được. Tất cả điều đó là minh chứng khách quan cho năng lực thực tế của bạn.
Một số lưu ý khi design portfolio
Luôn chọn lọc những sản phẩm tốt nhất:
Chỉ chọn những tác phẩm, những dự án thiết kế phù hợp nhất, tốt nhất với định hướng tương lai mà bạn đang hướng tới.
Hãy cho họ thưởng thức một vài dự án hoặc tác phẩm mà bạn có ý tưởng sẽ thực hiện.
Chọn những tác phẩm thể hiện sự đa năng trong công việc của bạn.
Chia sẻ hình ảnh chất lượng đi kèm câu chuyện của nó:
Khi bạn đưa ra một dự án hay tác phẩm nào đó nên để người xem được biết về thông tin, ý tưởng ban đầu, quá trình phác thảo và thực hiện dự án thế nào? Hãy miêu tả bằng lời về dự án theo từng giai đoạn và bức ảnh kèm theo sẽ giúp bạn miêu tả chân thực hơn công việc của bạn.
Đơn giản hóa mọi thiết kế của bạn:
Thứ bạn cần trong portfolio là tập trung vào những tác phẩm, vậy nên hãy bỏ qua những thứ khiến người xem mất tập trung. Giao diện đơn giản sẽ làm nổi bật nội dung tác phẩm, thứ mà nhà tuyển dụng muốn xem.
Đơn giản nhưng phải chỉn chu, sắp xếp hợp lý, mang lại ấn tượng cho người xem. Đơn giản chứ không phải làm ẩu.
Thể hiện cá tính trong portfolio:
Những người có cá tính thường thành thật với chính mình, bởi vậy họ dám theo đuổi đam mê, luôn nhiệt huyết trong công việc.
Luôn tốt nhất:
Luông cố gắng chỉn chu cho portfolio của mình, thành tích mới luôn gần nhất với năng lực hiện tại và cho thấy khả năng học hỏi tích lũy kinh nghiệm của bạn. Vì vậy luôn cập nhật những thành tích mới nhất mà bạn đạt được nhé!
Từ khóa tìm kiếm nhiều về portfolio
portfolio design là gì
portfolio management là gì
product portfolio là gì
business portfolio là gì
brand portfolio là gì
portfolio investment là gì
adobe portfolio là gì
portfolio wordpress là gì
Leave A Comment Cancel reply