Tổ chức quản lý điểm đến là chuyện còn mới mẻ của du lịch Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Dự án EU-ESRT, nhiều địa phương đã có biến chuyển rất mạnh từ nhận thức đến hành động. Nhưng để nhân rộng vẫn không đơn giản.
Thời gian qua, Dự án EU-ESRT đã có rất nhiều hoạt động đào tạo, hỗ trợ tăng năng lực quản lý điểm đến cho 18 tỉnh tại khu vực Tây Bắc, duyên hải miền Trung, Bắc miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngoài việc nâng cao nhận thức, các hoạt động đào tạo này cũng nhằm hỗ trợ kỹ thuật về cách thức triển khai quản lý điểm đến (QLĐĐ) ở những khu du lịch này.
Trong các vùng Dự án hỗ trợ thì ở 3 tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam tiến bộ nhanh chóng nhờ có tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở hạ tầng du lịch (khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng…) tương đối đồng bộ, giao thông khá thuận và thị trường khách du lịch đa dạng…
Là người trực tiếp tham gia tập huấn cho các địa phương về tổ chức QLĐĐ của Dự án, ông Hoàng Nhân Chính, chuyên gia kỹ thuật của dự án nhận định điều quan trọng nhất là khu vực này có sự ủng hộ mạnh mẽ, quyết tâm chính trị và nhanh nhạy thực hiện của các bên liên quan (lãnh đạo địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương).
Những người làm du lịch ở đây đã thực sự quan tâm tới du khách (trung tâm hỗ trợ du khách hoạt động một cách hiệu quả, dẹp nạn bán hàng rong…). Điều đó đã khiến Đà Nẵng, Hội An trở thành những điểm đến hấp dẫn với du khách.
Chuyên gia kỹ thuật của dự án ESRT cũng cho rằng ba tỉnh nói trên có thể trở thành điển hình tốt về quản lý điểm đến để các vùng/điểm đến khác học tập.
Cũng thụ hưởng cùng một chương trình tập huấn hỗ trợ của Dự án EU, song kết quả đạt được của 15 tỉnh còn lại không như Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng.
Lý giải về điều này, ông Chính cho rằng tổ chức QLĐĐ là mô hình tương đối mới đối với ngành du lịch Việt Nam. Vì vậy không tránh khỏi những khó khăn ban đầu trong nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương.
Hơn nữa, các vùng/điểm đến có xuất phát điểm khác nhau về điều kiện kinh tế-xã hội, nguồn lực về tài nguyên du lịch, tài chính và nhân lực du lịch, vì vậy tiến bộ trong công tác quản lý điểm đến tại các vùng/điểm đến này cũng khác nhau.
Mấu chốt nằm ở nhận thức của lãnh đạo địa phương
QLĐĐ trước hết phải là trách nhiệm của chính quyền địa phương, bởi chính quyền mới có đủ thẩm quyền, trách nhiệm cũng như khả năng kết nối các cấu thành làm thành sản phẩm du lịch để thu hút du khách. Đồng thời, lãnh đạo địa phương phải thấy được tầm quan trọng của công tác tổ chức QLĐĐ.
Thay đổi nhận thức về vấn đề này rõ ràng là việc đầu tiên cần làm khi một địa phương nào muốn phát triển mạnh về du lịch.
Nhưng đây cũng là lĩnh vực biến chuyển còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Chẳng hạn, truyền thông đã nói rất nhiều chuyện bảo đảm an toàn, an ninh cho du khách nhưng có nơi vẫn làm chưa tốt. Chính phủ cũng đã đốc thúc, yêu cầu các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện để bảo đảm an toàn, an ninh cho du khách (Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 và Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 2/7/2015) nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Nhận xét về điều này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho hay có tỉnh ban hành ngay kế hoạch hành động để triển khai các Chỉ thị này. Lãnh đạo cao nhất của địa phương đã trực tiếp tổ chức, chủ trì, quán triệt và giao trách nhiệm cụ thể cho từng địa phương, từng ngành và những nơi quản lý điểm tham quan. Nhưng có những tỉnh lại không tổ chức triển khai thực hiện hoặc giao cho Sở VHTT&DL.;
Do đó, chừng nào địa phương chưa thực sự quan tâm tới du lịch, hiểu du lịch như một ngành kinh tế thực sự, thấy được vai trò quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế-xã hội để có những hành động thiết thực thì việc tổ chức QLĐĐ sẽ còn bị buông lỏng.
(Tác giả: Nguyệt Hà – Báo điện tử Chính phủ)
Tổ chức quản lý điểm đến là chuyện còn mới mẻ của du lịch Việt Nam. Với sự hỗ trợ của Dự án EU-ESRT, nhiều địa phương đã có biến chuyển rất mạnh từ nhận thức đến hành động. Nhưng để nhân rộng vẫn không đơn giản.
Thời gian qua, Dự án EU-ESRT đã có rất nhiều hoạt động đào tạo, hỗ trợ tăng năng lực quản lý điểm đến cho 18 tỉnh tại khu vực Tây Bắc, duyên hải miền Trung, Bắc miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngoài việc nâng cao nhận thức, các hoạt động đào tạo này cũng nhằm hỗ trợ kỹ thuật về cách thức triển khai quản lý điểm đến (QLĐĐ) ở những khu du lịch này.
Trong các vùng Dự án hỗ trợ thì ở 3 tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam tiến bộ nhanh chóng nhờ có tài nguyên du lịch phong phú, cơ sở hạ tầng du lịch (khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng…) tương đối đồng bộ, giao thông khá thuận và thị trường khách du lịch đa dạng…
Là người trực tiếp tham gia tập huấn cho các địa phương về tổ chức QLĐĐ của Dự án, ông Hoàng Nhân Chính, chuyên gia kỹ thuật của dự án nhận định điều quan trọng nhất là khu vực này có sự ủng hộ mạnh mẽ, quyết tâm chính trị và nhanh nhạy thực hiện của các bên liên quan (lãnh đạo địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương).
Những người làm du lịch ở đây đã thực sự quan tâm tới du khách (trung tâm hỗ trợ du khách hoạt động một cách hiệu quả, dẹp nạn bán hàng rong…). Điều đó đã khiến Đà Nẵng, Hội An trở thành những điểm đến hấp dẫn với du khách.
Chuyên gia kỹ thuật của dự án ESRT cũng cho rằng ba tỉnh nói trên có thể trở thành điển hình tốt về quản lý điểm đến để các vùng/điểm đến khác học tập.
Cũng thụ hưởng cùng một chương trình tập huấn hỗ trợ của Dự án EU, song kết quả đạt được của 15 tỉnh còn lại không như Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng.
Lý giải về điều này, ông Chính cho rằng tổ chức QLĐĐ là mô hình tương đối mới đối với ngành du lịch Việt Nam. Vì vậy không tránh khỏi những khó khăn ban đầu trong nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương.
Hơn nữa, các vùng/điểm đến có xuất phát điểm khác nhau về điều kiện kinh tế-xã hội, nguồn lực về tài nguyên du lịch, tài chính và nhân lực du lịch, vì vậy tiến bộ trong công tác quản lý điểm đến tại các vùng/điểm đến này cũng khác nhau.
Mấu chốt nằm ở nhận thức của lãnh đạo địa phương
QLĐĐ trước hết phải là trách nhiệm của chính quyền địa phương, bởi chính quyền mới có đủ thẩm quyền, trách nhiệm cũng như khả năng kết nối các cấu thành làm thành sản phẩm du lịch để thu hút du khách. Đồng thời, lãnh đạo địa phương phải thấy được tầm quan trọng của công tác tổ chức QLĐĐ.
Thay đổi nhận thức về vấn đề này rõ ràng là việc đầu tiên cần làm khi một địa phương nào muốn phát triển mạnh về du lịch.
Nhưng đây cũng là lĩnh vực biến chuyển còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
Chẳng hạn, truyền thông đã nói rất nhiều chuyện bảo đảm an toàn, an ninh cho du khách nhưng có nơi vẫn làm chưa tốt. Chính phủ cũng đã đốc thúc, yêu cầu các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện để bảo đảm an toàn, an ninh cho du khách (Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 và Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 2/7/2015) nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều.
Nhận xét về điều này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho hay có tỉnh ban hành ngay kế hoạch hành động để triển khai các Chỉ thị này. Lãnh đạo cao nhất của địa phương đã trực tiếp tổ chức, chủ trì, quán triệt và giao trách nhiệm cụ thể cho từng địa phương, từng ngành và những nơi quản lý điểm tham quan. Nhưng có những tỉnh lại không tổ chức triển khai thực hiện hoặc giao cho Sở VHTT&DL.;
Do đó, chừng nào địa phương chưa thực sự quan tâm tới du lịch, hiểu du lịch như một ngành kinh tế thực sự, thấy được vai trò quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế-xã hội để có những hành động thiết thực thì việc tổ chức QLĐĐ sẽ còn bị buông lỏng.
(Tác giả: Nguyệt Hà – Báo điện tử Chính phủ)