Xây dựng Khung chính sách du lịch có trách nhiệm của Việt Nam

 

Du lịch có trách nhiệm cung cấp một phương pháp tiếp cận mang tính chiến lược và toàn diện cho sự phát triển du lịch bền vững, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của các bên liên quan đóng góp vào việc xây dựng và duy trì một ngành kinh tế có tính cạnh tranh, năng động, có hiệu quả và bền vững với tiềm năng đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành Du lịch Việt Nam đã mang lại những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội và đưa Việt Nam trở thành một điểm du lịch quan trọng được nhiều du khách quốc tế biết đến. Cùng với đà tăng trưởng nhanh chóng và những kết quả đạt được, tầm quan trọng của sự phát triển bền vững của ngành được ghi nhận là yếu tố cần thiết để mang lại sự thành công cũng như các lợi ích trong tương lai. Trong khi phát triển du lịch bền vững là định hướng bao trùm trong chính sách của nhà nước hiện nay, thì việc đưa các nguyên tắc phát triển du lịch có trách nhiệm vào hành động là con đường để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

 

Du lịch có trách nhiệm cung cấp một phương pháp tiếp cận mang tính chiến lược và toàn diện cho sự phát triển du lịch bền vững, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của các bên liên quan đóng góp vào việc xây dựng và duy trì một ngành kinh tế có tính cạnh tranh, năng động, có hiệu quả và bền vững với tiềm năng đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương.

 

Du lịch có trách nhiệm đề cập đến sự phối hợp giữa các bên liên quan nhằm xác định các hành động và trách nhiệm cụ thể và cùng nhau đồng thuận để thực hiện các hoạt động đó. Du lịch có trách nhiệm đòi hỏi các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với hành động của họ. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến tính trách nhiệm trong du lịch của tất cả mọi đối tượng liên quan, bao gồm: chính phủ, nhà sản xuất, điều hành, hãng vận chuyển, dịch vụ của cộng đồng, tổ chức phi chính phủ, khách du lịch, dân cư địa phương, các hiệp hội nghề nghiệp, v.v.

 

Du lịch có trách nhiệm hướng tới mục tiêu cung cấp những kinh nghiệm tích cực cho du khách và cộng đồng dân cư địa phương, nâng cao nhận thức về sự tôn trọng đối với môi trường và văn hóa, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ phát triển du lịch, hướng sự tập trung tới người nghèo, trao quyền cho người dân địa phương, thông qua du lịch để tối đa hóa thu nhập và việc làm cho họ.  

 

1. Sự cần thiết xây dựng Khung chính sách du lịch có trách nhiệm.

Hiện nay, Việt Nam không còn là một điểm đến mới nổi nữa. Ngành Du lịch của Việt Nam đã trưởng thành, mở rộng, đa dạng hóa và phát triển mạnh mẽ, trở thành một đối thủ cạnh tranh xứng tầm trong khu vực ASEAN. Để du lịch Việt Nam tiếp tục có những đóng góp đáng kể cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước và các lợi ích khác, ngành Du lịch phải duy trì được tính cạnh tranh, tính bền vững và tăng cường thúc đẩy tiềm năng phát triển kinh tế xã hội trên diện rộng. Những mục tiêu này có thể thực hiện được thông qua việc phát triển một Khung chính sách du lịch có trách nhiệm.

 

Lồng ghép Du lịch có trách nhiệm vào quá trình lập kế hoạch du lịch, quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch tại Việt Nam sẽ cung cấp các hỗ trợ cần thiết để định hướng cho sự phát triển của ngành kinh tế năng động này, xây dựng hình ảnh Việt Nam như một điểm du lịch bền vững có tính cạnh tranh và chất lượng cao. Trong quá trình thực hiện sự lồng ghép này, cần sự phối hợp có tổ chức, cũng như xác định định hướng, hành động và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan một cách rõ ràng. Để giải quyết những yêu cầu trên, cần thiết phải xây dựng một Khung chính sách du lịch có trách nhiệm ở tầm quốc gia.

 

Khung chính sách du lịch có trách nhiệm được xây dựng dựa trên Chiến lược phát triển Du lịch, các kinh nghiệm về xây dựng chính sách du lịch có trách nhiệm của các quốc gia khác cũng như dựa trên ý kiến đóng góp của các bên liên quan.  Mục tiêu của khung chính sách du lịch có trách nhiệm nhằm xác định các hành động ưu tiên thiết thực và cần thiết để đạt được kết quả mong muốn trong ngắn hạn và dài hạn.

 

2. Nội dung chính của Khung chính sách du lịch có trách nhiệm

Hiện nay, được sự tài trợ của Liên minh Châu Âu, Tổng cục Du lịch đang trển khai Dự án “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” (gọi tắt là Dự án EU). Dự án được triển khai trong giai đoạn từ 2011 đến 2015 với mục tiêu chung là: đưa các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm vào ngành du lịch Việt Nam nhằm tăng cường tính cạnh tranh và góp phần thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội của đất nước, và mục tiêu cụ thể là: đẩy mạnh cung cấp dịch vụ du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, góp phần thực hiện Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam.

 

Nội dung Dự án EU được thiết kế để lồng ghép các hoạt động du lịch có trách nhiệm vào tất cả các khía cạnh của chính sách, quy hoạch, quản lý điểm đến, hoạt động kinh doanh, giáo dục và nâng cao nhận thức ở cấp quốc gia, khu vực và tỉnh. Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm sẽ tạo cơ sở để ngành Du lịch đạt hiệu quả cao hơn, có tính cạnh tranh và bền vững hơn, mở rộng các cơ hội cho người nghèo và những nhóm chịu thiệt thòi khác như phụ nữ và dân tộc thiểu số.

 

Dự án EU lấy ”du lịch có trách nhiệm” làm trung tâm trong việc thiết kế, phổ biến và thực hiện phù hợp với Mục tiêu thiên niên kỷ. Điều này nhằm cùng một lúc giảm tối thiểu tác động xấu đến môi trường trong khi tăng tối đa các lợi ích kinh tế, xã hội và văn hoá cho các đối tượng rộng rãi hơn. Tất cả mọi hoạt động đào tạo, hỗ trợ và tài trợ kỹ thuật được cung cấp trong toàn ngành sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc của Tuyên bố Cape Town 2002 về Du lịch có trách nhiệm và được đặt trong bối cảnh quản trị công tốt.

 

Dự án đề xuất xây dựng Khung chính sách du lịch có trách nhiệm của Việt Nam dựa trên 6 lĩnh vực chính. Mỗi lĩnh vực đều bao gồm các nội dung: mục đích cần đạt được, các hành động cần tập trung giải quyết và các đê xuất phối hợp với các bên liên quan.

 

Sáu lĩnh vực chính của Khung chính sách du lịch có trách nhiệm được đề xuất bao gồm:

– Nâng cao hiệu quả quản lý ngành

– Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng phát triển thị trường

– Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thông qua du lịch

– Nâng cao nhận thức và hiểu biết về du lịch có trách nhiệm

– Phát triển nguồn nhân lực – Nâng cao năng lực 

– Bảo tồn và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên văn hóa và tự nhiên

 

3. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan

Nhà nước

Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý du lịch trong phạm vi thẩm quyền của mình, có thể là ở cấp tỉnh, huyện, xã và thôn bản. Vai trò chung của Nhà nước trong phát triển du lịch là đảm bảo cho ngành Du lịch hoạt động hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển chung. Trong vai trò này, Nhà nước có trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý ngành, hỗ trợ thu hút sự tham gia của các bên liên quan một cách hiệu quả, thu thập và quản lý thông tin du lịch, và tham gia tiếp thị marketing điểm đến. Phát triển du lịch có trách nhiệm phải là một ưu tiên của ngành Du lịch và cần được quản lý một cách phù hợp nhằm có những đóng góp đáng kể vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước nhưng vẫn tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và có tính cạnh tranh cao.

 

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng, quảng bá và cung cấp sản phẩm du lịch có trách nhiệm đến với người tiêu dùng. Doanh nghiệp tương tác trực tiếp với cả khách du lịch và cộng đồng địa phương đồng thời tuân thủ theo các quy định của chính phủ. Do đó, họ cũng là một mối liên kết quan trọng kết nối các bên liên quan và thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng. Nâng cao sự hiểu biết và hiệu quả của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ họ thực hiện các vai trò quan trọng như là “nhà cung cấp” du lịch có trách nhiệm và đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cũng như xây dựng hình ảnh Việt Nam như là điểm đến du lịch có trách nhiệm.

 

Cộng đồng địa phương và công chúng

Các thành viên cộng đồng địa phương và công chúng vừa là nhà cung cấp dịch vụ, vừa là đối tượng của du lịch. Bản thân cộng đồng địa phương thường được xem là tài nguyên du lịch chính, bản sắc văn hóa, lối sống và các phong tục tập quán của họ chính là yếu tố đặc trưng tạo nên những trải nghiệm du lịch thú vị. Tham quan làng nghề truyền thống và sự tương tác với người dân địa phương là các đặc điểm chính của trải nghiệm du lịch hiện đại. Do đó, mỗi công dân đều có vai trò tiềm năng như là một “đại sứ du lịch”, và có trách nhiệm giới thiệu những vẻ đẹp của quốc gia cho du khách để đảm bảo rằng khi rời Việt Nam, họ sẽ mang theo những kỷ niệm và sự hiểu biết thực sự về sự phong phú và vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.

 

Khách du lịch

Khách du lịch không chỉ được xem là mục tiêu của ngành mà còn là nhóm đối tượng tích cực trong quá trình phát triển du lịch. Ngày càng có nhiều khách du lịch có ý thức hơn và quan tâm đến các tác động du lịch của họ đối với môi trường và xã hội của địa phương. Khách du lịch tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ mang tính trải nghiệm chân thực và có trách nhiệm hơn đang ngày càng tăng. Cần phải nâng cao nhận thức rằng, đi du lịch một cách có trách nhiệm không đơn thuần chỉ là để thỏa mãn nhu cầu của họ, mà còn là tìm kiếm những trải nghiệm tích cực và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Nhu cầu về du lịch sẽ định hướng cho sự phát triển của ngành, và đóng góp vai trò ảnh hưởng lớn trong việc định hình xây dựng các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Qua cách lựa chọn sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động tham gia và cách chi tiêu của mình, khách du lịch có thể tạo nên những tác động mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch.

 

Các tổ chức phát triển

Các nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức dân sự xã hội có thể đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch có trách nhiệm thông qua các chương trình và dự án hỗ trợ khác nhau. Du lịch là ngành tổng hợp có tính liên ngành cao, vì vậy có thể được lồng ghép với nhiều mục tiêu phát triển khác như sức khỏe cộng đồng, giáo dục, cơ sở hạ tầng, phát triển sinh kế, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, bất cứ sự gắn kết nào cũng cần đảm bảo mang tính thực tế, cụ thể, dựa trên nhu cầu thị trường và phát triển bền vững, và có trách nhiệm. Các tổ chức này thường đóng vai trò trung gian quan trọng, cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan cũng như cung cấp tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật về các lĩnh vực chuyên môn cụ thể.

Kiến nghị, đề xuất

Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển du lịch trong giai đoạn tới, Việt Nam cần đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về chủ trương phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm. Du lịch có trách nhiệm nhằm đạt được 3 kết quả mang tính nguyên tắc của phát triển bền vững: tăng trưởng kinh tế, môi trường bền vững và công bằng xã hội.

 

Chính sách du lịch có trách nhiệm và các kế hoạch thực hiện cần được xây dựng cho từng vùng du lịch và từng điểm đến, trong đó mỗi khu vực sẽ có những ưu tiên riêng.

 

Tất cả các đối tác cần cùng nhau hợp tác và phát huy tối đa vai trò của mình trong quá trình hiện thực hóa tuyên bố về phát triển du lịch có trách nhiệm.

 

Vấn đề cốt lõi đối với yêu cầu về phát triển du lịch có trách nhiệm cần bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

– Phát triển nguồn nhân lực liên quan đến du lịch một cách chuyên nghiệp;

– Quản lý tốt các tác động tiêu cực của du lịch đến xã hội và môi trường,;

– Cải thiện công tác quản lý du lịch tại các điểm di sản văn hóa;

– Phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch giảm nghèo;

– Đẩy mạnh phát triển và tiếp thị sản phẩm du lịch có trách nhiệm;

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của khách du lịch quốc tế và nội địa;

– Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư khu vực tư nhân và đối tác công tư;

– Phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến du lịch.



 

Du lịch có trách nhiệm cung cấp một phương pháp tiếp cận mang tính chiến lược và toàn diện cho sự phát triển du lịch bền vững, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của các bên liên quan đóng góp vào việc xây dựng và duy trì một ngành kinh tế có tính cạnh tranh, năng động, có hiệu quả và bền vững với tiềm năng đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành Du lịch Việt Nam đã mang lại những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội và đưa Việt Nam trở thành một điểm du lịch quan trọng được nhiều du khách quốc tế biết đến. Cùng với đà tăng trưởng nhanh chóng và những kết quả đạt được, tầm quan trọng của sự phát triển bền vững của ngành được ghi nhận là yếu tố cần thiết để mang lại sự thành công cũng như các lợi ích trong tương lai. Trong khi phát triển du lịch bền vững là định hướng bao trùm trong chính sách của nhà nước hiện nay, thì việc đưa các nguyên tắc phát triển du lịch có trách nhiệm vào hành động là con đường để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

 

Du lịch có trách nhiệm cung cấp một phương pháp tiếp cận mang tính chiến lược và toàn diện cho sự phát triển du lịch bền vững, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của các bên liên quan đóng góp vào việc xây dựng và duy trì một ngành kinh tế có tính cạnh tranh, năng động, có hiệu quả và bền vững với tiềm năng đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương.

 

Du lịch có trách nhiệm đề cập đến sự phối hợp giữa các bên liên quan nhằm xác định các hành động và trách nhiệm cụ thể và cùng nhau đồng thuận để thực hiện các hoạt động đó. Du lịch có trách nhiệm đòi hỏi các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với hành động của họ. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến tính trách nhiệm trong du lịch của tất cả mọi đối tượng liên quan, bao gồm: chính phủ, nhà sản xuất, điều hành, hãng vận chuyển, dịch vụ của cộng đồng, tổ chức phi chính phủ, khách du lịch, dân cư địa phương, các hiệp hội nghề nghiệp, v.v.

 

Du lịch có trách nhiệm hướng tới mục tiêu cung cấp những kinh nghiệm tích cực cho du khách và cộng đồng dân cư địa phương, nâng cao nhận thức về sự tôn trọng đối với môi trường và văn hóa, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ phát triển du lịch, hướng sự tập trung tới người nghèo, trao quyền cho người dân địa phương, thông qua du lịch để tối đa hóa thu nhập và việc làm cho họ.  

 

1. Sự cần thiết xây dựng Khung chính sách du lịch có trách nhiệm.

Hiện nay, Việt Nam không còn là một điểm đến mới nổi nữa. Ngành Du lịch của Việt Nam đã trưởng thành, mở rộng, đa dạng hóa và phát triển mạnh mẽ, trở thành một đối thủ cạnh tranh xứng tầm trong khu vực ASEAN. Để du lịch Việt Nam tiếp tục có những đóng góp đáng kể cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước và các lợi ích khác, ngành Du lịch phải duy trì được tính cạnh tranh, tính bền vững và tăng cường thúc đẩy tiềm năng phát triển kinh tế xã hội trên diện rộng. Những mục tiêu này có thể thực hiện được thông qua việc phát triển một Khung chính sách du lịch có trách nhiệm.

 

Lồng ghép Du lịch có trách nhiệm vào quá trình lập kế hoạch du lịch, quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch tại Việt Nam sẽ cung cấp các hỗ trợ cần thiết để định hướng cho sự phát triển của ngành kinh tế năng động này, xây dựng hình ảnh Việt Nam như một điểm du lịch bền vững có tính cạnh tranh và chất lượng cao. Trong quá trình thực hiện sự lồng ghép này, cần sự phối hợp có tổ chức, cũng như xác định định hướng, hành động và trách nhiệm của tất cả các bên liên quan một cách rõ ràng. Để giải quyết những yêu cầu trên, cần thiết phải xây dựng một Khung chính sách du lịch có trách nhiệm ở tầm quốc gia.

 

Khung chính sách du lịch có trách nhiệm được xây dựng dựa trên Chiến lược phát triển Du lịch, các kinh nghiệm về xây dựng chính sách du lịch có trách nhiệm của các quốc gia khác cũng như dựa trên ý kiến đóng góp của các bên liên quan.  Mục tiêu của khung chính sách du lịch có trách nhiệm nhằm xác định các hành động ưu tiên thiết thực và cần thiết để đạt được kết quả mong muốn trong ngắn hạn và dài hạn.

 

2. Nội dung chính của Khung chính sách du lịch có trách nhiệm

Hiện nay, được sự tài trợ của Liên minh Châu Âu, Tổng cục Du lịch đang trển khai Dự án “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” (gọi tắt là Dự án EU). Dự án được triển khai trong giai đoạn từ 2011 đến 2015 với mục tiêu chung là: đưa các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm vào ngành du lịch Việt Nam nhằm tăng cường tính cạnh tranh và góp phần thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội của đất nước, và mục tiêu cụ thể là: đẩy mạnh cung cấp dịch vụ du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, góp phần thực hiện Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam.

 

Nội dung Dự án EU được thiết kế để lồng ghép các hoạt động du lịch có trách nhiệm vào tất cả các khía cạnh của chính sách, quy hoạch, quản lý điểm đến, hoạt động kinh doanh, giáo dục và nâng cao nhận thức ở cấp quốc gia, khu vực và tỉnh. Các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm sẽ tạo cơ sở để ngành Du lịch đạt hiệu quả cao hơn, có tính cạnh tranh và bền vững hơn, mở rộng các cơ hội cho người nghèo và những nhóm chịu thiệt thòi khác như phụ nữ và dân tộc thiểu số.

 

Dự án EU lấy ”du lịch có trách nhiệm” làm trung tâm trong việc thiết kế, phổ biến và thực hiện phù hợp với Mục tiêu thiên niên kỷ. Điều này nhằm cùng một lúc giảm tối thiểu tác động xấu đến môi trường trong khi tăng tối đa các lợi ích kinh tế, xã hội và văn hoá cho các đối tượng rộng rãi hơn. Tất cả mọi hoạt động đào tạo, hỗ trợ và tài trợ kỹ thuật được cung cấp trong toàn ngành sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc của Tuyên bố Cape Town 2002 về Du lịch có trách nhiệm và được đặt trong bối cảnh quản trị công tốt.

 

Dự án đề xuất xây dựng Khung chính sách du lịch có trách nhiệm của Việt Nam dựa trên 6 lĩnh vực chính. Mỗi lĩnh vực đều bao gồm các nội dung: mục đích cần đạt được, các hành động cần tập trung giải quyết và các đê xuất phối hợp với các bên liên quan.

 

Sáu lĩnh vực chính của Khung chính sách du lịch có trách nhiệm được đề xuất bao gồm:

– Nâng cao hiệu quả quản lý ngành

– Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng phát triển thị trường

– Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thông qua du lịch

– Nâng cao nhận thức và hiểu biết về du lịch có trách nhiệm

– Phát triển nguồn nhân lực – Nâng cao năng lực 

– Bảo tồn và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên văn hóa và tự nhiên

 

3. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan

Nhà nước

Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý du lịch trong phạm vi thẩm quyền của mình, có thể là ở cấp tỉnh, huyện, xã và thôn bản. Vai trò chung của Nhà nước trong phát triển du lịch là đảm bảo cho ngành Du lịch hoạt động hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển chung. Trong vai trò này, Nhà nước có trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý ngành, hỗ trợ thu hút sự tham gia của các bên liên quan một cách hiệu quả, thu thập và quản lý thông tin du lịch, và tham gia tiếp thị marketing điểm đến. Phát triển du lịch có trách nhiệm phải là một ưu tiên của ngành Du lịch và cần được quản lý một cách phù hợp nhằm có những đóng góp đáng kể vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước nhưng vẫn tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và có tính cạnh tranh cao.

 

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng, quảng bá và cung cấp sản phẩm du lịch có trách nhiệm đến với người tiêu dùng. Doanh nghiệp tương tác trực tiếp với cả khách du lịch và cộng đồng địa phương đồng thời tuân thủ theo các quy định của chính phủ. Do đó, họ cũng là một mối liên kết quan trọng kết nối các bên liên quan và thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng. Nâng cao sự hiểu biết và hiệu quả của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ họ thực hiện các vai trò quan trọng như là “nhà cung cấp” du lịch có trách nhiệm và đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cũng như xây dựng hình ảnh Việt Nam như là điểm đến du lịch có trách nhiệm.

 

Cộng đồng địa phương và công chúng

Các thành viên cộng đồng địa phương và công chúng vừa là nhà cung cấp dịch vụ, vừa là đối tượng của du lịch. Bản thân cộng đồng địa phương thường được xem là tài nguyên du lịch chính, bản sắc văn hóa, lối sống và các phong tục tập quán của họ chính là yếu tố đặc trưng tạo nên những trải nghiệm du lịch thú vị. Tham quan làng nghề truyền thống và sự tương tác với người dân địa phương là các đặc điểm chính của trải nghiệm du lịch hiện đại. Do đó, mỗi công dân đều có vai trò tiềm năng như là một “đại sứ du lịch”, và có trách nhiệm giới thiệu những vẻ đẹp của quốc gia cho du khách để đảm bảo rằng khi rời Việt Nam, họ sẽ mang theo những kỷ niệm và sự hiểu biết thực sự về sự phong phú và vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.

 

Khách du lịch

Khách du lịch không chỉ được xem là mục tiêu của ngành mà còn là nhóm đối tượng tích cực trong quá trình phát triển du lịch. Ngày càng có nhiều khách du lịch có ý thức hơn và quan tâm đến các tác động du lịch của họ đối với môi trường và xã hội của địa phương. Khách du lịch tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ mang tính trải nghiệm chân thực và có trách nhiệm hơn đang ngày càng tăng. Cần phải nâng cao nhận thức rằng, đi du lịch một cách có trách nhiệm không đơn thuần chỉ là để thỏa mãn nhu cầu của họ, mà còn là tìm kiếm những trải nghiệm tích cực và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Nhu cầu về du lịch sẽ định hướng cho sự phát triển của ngành, và đóng góp vai trò ảnh hưởng lớn trong việc định hình xây dựng các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Qua cách lựa chọn sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động tham gia và cách chi tiêu của mình, khách du lịch có thể tạo nên những tác động mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch.

 

Các tổ chức phát triển

Các nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức dân sự xã hội có thể đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch có trách nhiệm thông qua các chương trình và dự án hỗ trợ khác nhau. Du lịch là ngành tổng hợp có tính liên ngành cao, vì vậy có thể được lồng ghép với nhiều mục tiêu phát triển khác như sức khỏe cộng đồng, giáo dục, cơ sở hạ tầng, phát triển sinh kế, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, bất cứ sự gắn kết nào cũng cần đảm bảo mang tính thực tế, cụ thể, dựa trên nhu cầu thị trường và phát triển bền vững, và có trách nhiệm. Các tổ chức này thường đóng vai trò trung gian quan trọng, cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan cũng như cung cấp tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật về các lĩnh vực chuyên môn cụ thể.

Kiến nghị, đề xuất

Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển du lịch trong giai đoạn tới, Việt Nam cần đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về chủ trương phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm. Du lịch có trách nhiệm nhằm đạt được 3 kết quả mang tính nguyên tắc của phát triển bền vững: tăng trưởng kinh tế, môi trường bền vững và công bằng xã hội.

 

Chính sách du lịch có trách nhiệm và các kế hoạch thực hiện cần được xây dựng cho từng vùng du lịch và từng điểm đến, trong đó mỗi khu vực sẽ có những ưu tiên riêng.

 

Tất cả các đối tác cần cùng nhau hợp tác và phát huy tối đa vai trò của mình trong quá trình hiện thực hóa tuyên bố về phát triển du lịch có trách nhiệm.

 

Vấn đề cốt lõi đối với yêu cầu về phát triển du lịch có trách nhiệm cần bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

– Phát triển nguồn nhân lực liên quan đến du lịch một cách chuyên nghiệp;

– Quản lý tốt các tác động tiêu cực của du lịch đến xã hội và môi trường,;

– Cải thiện công tác quản lý du lịch tại các điểm di sản văn hóa;

– Phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch giảm nghèo;

– Đẩy mạnh phát triển và tiếp thị sản phẩm du lịch có trách nhiệm;

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của khách du lịch quốc tế và nội địa;

– Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư khu vực tư nhân và đối tác công tư;

– Phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến du lịch.