Ngày 5/6/2015, Dự án EU-ESRT phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai tổ chức hội thảo Xây dựng sản phẩm du lịch dọc tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai tại thị trấn Sapa, tỉnh Lào Cai.
Tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai được đưa vào hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và du lịch trên tuyến đường đi qua. Theo đó, thời gian đi từ Hà Nội tới Lào Cai được rút ngắn tới 1/2, lượng khách du lịch đến các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai tăng nhanh (nhất là vào dịp lễ, tết, cuối tuần), tuy nhiên từ đây cũng phát sinh không ít khó khăn, thách thức như tình trạng quá tải, nâng giá dịch vụ, vệ sinh môi trường, tắc nghẽn giao thông cục bộ, nguy cơ mất bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số… Để tháo gỡ tình trạng này, các địa phương cần phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch vùng không trùng lặp, thúc đẩy phát triển các vùng du lịch lân cận để giảm tải áp lực cho các vùng du lịch trọng điểm có tuyến đường cao tốc đi qua… là rất cần thiết.
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Quốc Trí, Giám đốc Dự án EU-ESRT cho biết: Thời gian qua, một trong những hoạt động của Dự án EU-ESRT là hỗ trợ, phối hợp với các tỉnh Tây Bắc mở rộng xây dựng khung sản phẩm du lịch cụ thể hướng tới sự phát triển bền vững. Từ đầu năm 2015, các chuyên gia Dự án đã làm việc với đại diện 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai (những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của tuyến đường cao tốc mới) nhằm xây dựng khung sản phẩm du lịch dọc tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Hội thảo lần này mong muốn tập hợp ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhằm điều chỉnh, bổ sung cho khung sản phẩm này. Khi khung sản phẩm hoàn thiện, Dự án sẽ tiến hành bàn giao cho các tỉnh liên quan.
Hội thảo đã đánh giá tác động của đường cao tốc mới đối với các công ty lữ hành và các địa phương nằm dọc tuyến đường; giới thiệu xu hướng phát triển du lịch tại Sapa, phân cụm các sản phẩm du lịch dọc theo đường cao tốc, phân tích thực trạng thiếu nhất quán giữa các sản phẩm du lịch; đồng thời đưa ra các đề xuất và kế hoạch hành động trong phát triển sản phẩm, maketing, xây dựng năng lực, hỗ trợ phát triển du lịch khu vực tuyến đường cao tốc… Các đại biểu cũng đã thảo luận để hoàn thiện, chứng thực bản đồ du lịch và cập nhật trang web du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng bao gồm các công cụ e-marketing bổ sung.
Nhân dịp này, Dự án đã bàn giao kết quả điều tra khách du lịch đến Sapa do Dự án thực hiện cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai. Có thể nói, đây là tài liệu hữu ích mà ngành Du lịch Lào Cai có thể tham khảo để phục vụ cho việc đánh giá hoạt động du lịch và hoạch định chiến lược phát triển trong thời gian tới.
Sau chương trình hội thảo, Ban Tổ chức đã bố trí đưa các đại biểu tham quan khu nghỉ dưỡng sinh thái Topas Ecolodge – một điển hình trong phát triển bền vững cùng một số điểm du lịch mới và tiềm năng trong khu vực.
Ngày 5/6/2015, Dự án EU-ESRT phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai tổ chức hội thảo Xây dựng sản phẩm du lịch dọc tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai tại thị trấn Sapa, tỉnh Lào Cai.
Tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai được đưa vào hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và du lịch trên tuyến đường đi qua. Theo đó, thời gian đi từ Hà Nội tới Lào Cai được rút ngắn tới 1/2, lượng khách du lịch đến các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai tăng nhanh (nhất là vào dịp lễ, tết, cuối tuần), tuy nhiên từ đây cũng phát sinh không ít khó khăn, thách thức như tình trạng quá tải, nâng giá dịch vụ, vệ sinh môi trường, tắc nghẽn giao thông cục bộ, nguy cơ mất bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số… Để tháo gỡ tình trạng này, các địa phương cần phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch vùng không trùng lặp, thúc đẩy phát triển các vùng du lịch lân cận để giảm tải áp lực cho các vùng du lịch trọng điểm có tuyến đường cao tốc đi qua… là rất cần thiết.
Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Quốc Trí, Giám đốc Dự án EU-ESRT cho biết: Thời gian qua, một trong những hoạt động của Dự án EU-ESRT là hỗ trợ, phối hợp với các tỉnh Tây Bắc mở rộng xây dựng khung sản phẩm du lịch cụ thể hướng tới sự phát triển bền vững. Từ đầu năm 2015, các chuyên gia Dự án đã làm việc với đại diện 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai (những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của tuyến đường cao tốc mới) nhằm xây dựng khung sản phẩm du lịch dọc tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Hội thảo lần này mong muốn tập hợp ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, các nhà quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhằm điều chỉnh, bổ sung cho khung sản phẩm này. Khi khung sản phẩm hoàn thiện, Dự án sẽ tiến hành bàn giao cho các tỉnh liên quan.
Hội thảo đã đánh giá tác động của đường cao tốc mới đối với các công ty lữ hành và các địa phương nằm dọc tuyến đường; giới thiệu xu hướng phát triển du lịch tại Sapa, phân cụm các sản phẩm du lịch dọc theo đường cao tốc, phân tích thực trạng thiếu nhất quán giữa các sản phẩm du lịch; đồng thời đưa ra các đề xuất và kế hoạch hành động trong phát triển sản phẩm, maketing, xây dựng năng lực, hỗ trợ phát triển du lịch khu vực tuyến đường cao tốc… Các đại biểu cũng đã thảo luận để hoàn thiện, chứng thực bản đồ du lịch và cập nhật trang web du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng bao gồm các công cụ e-marketing bổ sung.
Nhân dịp này, Dự án đã bàn giao kết quả điều tra khách du lịch đến Sapa do Dự án thực hiện cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai. Có thể nói, đây là tài liệu hữu ích mà ngành Du lịch Lào Cai có thể tham khảo để phục vụ cho việc đánh giá hoạt động du lịch và hoạch định chiến lược phát triển trong thời gian tới.
Sau chương trình hội thảo, Ban Tổ chức đã bố trí đưa các đại biểu tham quan khu nghỉ dưỡng sinh thái Topas Ecolodge – một điển hình trong phát triển bền vững cùng một số điểm du lịch mới và tiềm năng trong khu vực.