Tổng cục Du lịch tăng cường phổ biến Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về lao động du lịch trong ASEAN (MRA-TP)

 

Nhằm mục đích phổ biến và nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan trong ngành Du lịch về triển khai MRA-TP, ngày 22/10/2015, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch đã tổ chức Hội thảo nâng cao nhận thức và phổ biến kỹ thuật liên quan đến triển khai MRA-TP.

Tham dự hội thảo có đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Tổng cục Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch một số tỉnh, thành; doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch và các cơ quan truyền thông.

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

Hội thảo là diễn đàn cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch và người lao động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hành động để chủ động đón nhận cơ hội và vượt qua thách thức từ MRA-TP.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu nhấn mạnh sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 trong đó có việc triển khai MRA-TP tạo thuận lợi cho việc dịch chuyển lao động tác động đến tất cả các đối tượng trong ngành Du lịch. Để tranh thủ được cơ hội, lợi ích từ MRA-TP và quá trình hội nhập du lịch ASEAN đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động của cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch và người lao động thông qua việc tăng cường phát triển chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cơ sở đào tạo du lịch, đồng thời chú trọng đến các chính sách thu hút và giữ nhân tài trong môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ.


Tại hội thảo, ông Trần Phú Cường – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế đã cập nhật thông tin về tình hình triển khai MRA-TP tại khu vực và Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ký Công hàm gửi Tổng Thư ký ASEAN thông báo việc giao cho Hội đồng cấp chứng chỉ nghề Du lịch (VTCB) thực hiện chức năng của 2 tổ chức Hội đồng ngành du lịch (NTPB) và Hội đồng thẩm định và cấp chứng chỉ nghề du lịch (TPCB), cũng như thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Hiệp định thành lập Ban Thư ký khu vực để triển khai MRA-TP. Ngành Du lịch cũng đã lựa chọn và đề cử nhân sự phù hợp tham gia các chương trình đào tạo do ASEAN tổ chức để phát triển đội ngũ Đào tạo viên ASEAN và Đánh giá viên ASEAN đối với các nghề Buồng, Chế biến món ăn, Lễ tân và Phục vụ Nhà hàng với tổng số 23 người; tham gia xây dựng và phổ biến các tài liệu hướng dẫn đào tạo và đánh giá lao động du lịch theo các tiêu chuẩn nghề và giáo trình đào tạo du lịch chung trong ASEAN; xây dựng và phát triển hệ thống các tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia (đã ban hành 8 bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia và đang trong quá trình chuyển đổi 10 bộ tiêu chuẩn nghề du lịch theo hệ thống VTOS do Liên minh châu Âu hỗ trợ thành các bộ tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia) để so sánh và công nhận tương đương với các tiêu chuẩn nghề chung trong ASEAN và các nước trong khu vực; phổ biến, nâng cao nhận thức về việc triển khai MRA-TP; hoàn thiện Đề án Tăng cường hội nhập Cộng đồng kinh  tế ASEAN  trong  lĩnh vực du  lịch.


Hiện nay, ASEAN đang gấp rút hoàn thiện các yếu tố đảm bảo cho MRA-TP có hiệu lực và có thể chính thức áp dụng vào đầu năm 2016, bao gồm: thúc đẩy hoàn thiện việc ký kết Hiệp định thành lập Ban Thư ký khu vực để  triển khai MRA-TP; phát triển đội ngũ Đào tạo viên, Đánh giá viên ASEAN và mở rộng ở cấp độ từng quốc gia thành viên; phát triển các bộ công cụ phục vụ đào tạo và đánh giá theo 6 bộ tiêu chuẩn nghề; thành lập các Hội đồng ngành du lịch và Hội đồng thẩm định và cấp chứng chỉ nghề ở từng quốc gia; đối chiếu các tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia, chương trình đào tạo, hệ thống văn bằng, chứng chỉ của các nước với nhau thông qua hệ quy chiếu chung của ASEAN, từ đó hướng tới việc công nhận tương đương về trình độ tay nghề của lao động du lịch trong khu vực; xây dựng hệ thống đăng ký trực tuyến và phần mềm đánh giá trình độ năng lực lao động du lịch trên cơ sở các văn bằng, chứng chỉ.

Chiều cùng ngày, Tổng cục Du lịch đã tổ chức Họp báo về tình hình triển khai Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về lao động du lịch trong ASEAN hướng tới hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN nhằm cập nhật thông tin về tiến trình triển khai MRA-TP trong khu vực và tại Việt Nam.

Tại buổi họp báo, Tổng cục Du lịch đã trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí liên quan đến các vấn đề về cơ hội, thách thức của du lịch Việt Nam khi tham gia MRA-TP; điểm mạnh, điểm yếu của lao động du lịch Việt Nam; các đối tượng liên quan như doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch, người lao động cần chuẩn bị những hành trang gì để có thể chủ động hội nhập…

Trước đó, Tổng cục Du lịch đã tổ chức các buổi hội thảo tại 3 miền đất nước để phổ biến thông tin, tài liệu liên quan đến triển khai MRA-TP; xây dựng trang thông tin điện tử mra.esrt.vn; phổ biến trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Du lịch, thông qua các cơ quan quản lý du lịch địa phương, các doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan từ trung ương đến địa phương…

(Tác giả: Hồng Nhung, Anh Dũng – Trung tâm Thông tin Du lịch)

 


 

Nhằm mục đích phổ biến và nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan trong ngành Du lịch về triển khai MRA-TP, ngày 22/10/2015, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch đã tổ chức Hội thảo nâng cao nhận thức và phổ biến kỹ thuật liên quan đến triển khai MRA-TP.

Tham dự hội thảo có đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Tổng cục Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch một số tỉnh, thành; doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch và các cơ quan truyền thông.

Hội thảo là diễn đàn cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch và người lao động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hành động để chủ động đón nhận cơ hội và vượt qua thách thức từ MRA-TP.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu nhấn mạnh sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 trong đó có việc triển khai MRA-TP tạo thuận lợi cho việc dịch chuyển lao động tác động đến tất cả các đối tượng trong ngành Du lịch. Để tranh thủ được cơ hội, lợi ích từ MRA-TP và quá trình hội nhập du lịch ASEAN đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động của cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch và người lao động thông qua việc tăng cường phát triển chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cơ sở đào tạo du lịch, đồng thời chú trọng đến các chính sách thu hút và giữ nhân tài trong môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ.


Tại hội thảo, ông Trần Phú Cường – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế đã cập nhật thông tin về tình hình triển khai MRA-TP tại khu vực và Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ký Công hàm gửi Tổng Thư ký ASEAN thông báo việc giao cho Hội đồng cấp chứng chỉ nghề Du lịch (VTCB) thực hiện chức năng của 2 tổ chức Hội đồng ngành du lịch (NTPB) và Hội đồng thẩm định và cấp chứng chỉ nghề du lịch (TPCB), cũng như thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Hiệp định thành lập Ban Thư ký khu vực để triển khai MRA-TP. Ngành Du lịch cũng đã lựa chọn và đề cử nhân sự phù hợp tham gia các chương trình đào tạo do ASEAN tổ chức để phát triển đội ngũ Đào tạo viên ASEAN và Đánh giá viên ASEAN đối với các nghề Buồng, Chế biến món ăn, Lễ tân và Phục vụ Nhà hàng với tổng số 23 người; tham gia xây dựng và phổ biến các tài liệu hướng dẫn đào tạo và đánh giá lao động du lịch theo các tiêu chuẩn nghề và giáo trình đào tạo du lịch chung trong ASEAN; xây dựng và phát triển hệ thống các tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia (đã ban hành 8 bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia và đang trong quá trình chuyển đổi 10 bộ tiêu chuẩn nghề du lịch theo hệ thống VTOS do Liên minh châu Âu hỗ trợ thành các bộ tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia) để so sánh và công nhận tương đương với các tiêu chuẩn nghề chung trong ASEAN và các nước trong khu vực; phổ biến, nâng cao nhận thức về việc triển khai MRA-TP; hoàn thiện Đề án Tăng cường hội nhập Cộng đồng kinh  tế ASEAN  trong  lĩnh vực du  lịch.


Hiện nay, ASEAN đang gấp rút hoàn thiện các yếu tố đảm bảo cho MRA-TP có hiệu lực và có thể chính thức áp dụng vào đầu năm 2016, bao gồm: thúc đẩy hoàn thiện việc ký kết Hiệp định thành lập Ban Thư ký khu vực để  triển khai MRA-TP; phát triển đội ngũ Đào tạo viên, Đánh giá viên ASEAN và mở rộng ở cấp độ từng quốc gia thành viên; phát triển các bộ công cụ phục vụ đào tạo và đánh giá theo 6 bộ tiêu chuẩn nghề; thành lập các Hội đồng ngành du lịch và Hội đồng thẩm định và cấp chứng chỉ nghề ở từng quốc gia; đối chiếu các tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia, chương trình đào tạo, hệ thống văn bằng, chứng chỉ của các nước với nhau thông qua hệ quy chiếu chung của ASEAN, từ đó hướng tới việc công nhận tương đương về trình độ tay nghề của lao động du lịch trong khu vực; xây dựng hệ thống đăng ký trực tuyến và phần mềm đánh giá trình độ năng lực lao động du lịch trên cơ sở các văn bằng, chứng chỉ.

Chiều cùng ngày, Tổng cục Du lịch đã tổ chức Họp báo về tình hình triển khai Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về lao động du lịch trong ASEAN hướng tới hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN nhằm cập nhật thông tin về tiến trình triển khai MRA-TP trong khu vực và tại Việt Nam.

Tại buổi họp báo, Tổng cục Du lịch đã trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí liên quan đến các vấn đề về cơ hội, thách thức của du lịch Việt Nam khi tham gia MRA-TP; điểm mạnh, điểm yếu của lao động du lịch Việt Nam; các đối tượng liên quan như doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch, người lao động cần chuẩn bị những hành trang gì để có thể chủ động hội nhập…

Trước đó, Tổng cục Du lịch đã tổ chức các buổi hội thảo tại 3 miền đất nước để phổ biến thông tin, tài liệu liên quan đến triển khai MRA-TP; xây dựng trang thông tin điện tử mra.esrt.vn; phổ biến trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Du lịch, thông qua các cơ quan quản lý du lịch địa phương, các doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan từ trung ương đến địa phương…

(Tác giả: Hồng Nhung, Anh Dũng – Trung tâm Thông tin Du lịch)