Ngành lữ hành ở Việt Nam và thông điệp du lịch có trách nhiệm

 

Trong xu thế hiện nay, du lịch có trách nhiệm được xem là hướng đi bền vững của các doanh nghiệp lữ hành. Du lịch có trách nhiệm đòi hỏi các doanh nghiệp lữ hành chịu trách nhiệm về các hành động của mình trong việc ra các quyết định và thực thi hoạt động hướng đến việc gia tăng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của du lịch, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Là một phân ngành quan trọng của du lịch, lữ hành bao gồm các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, tổ chức, điều hành và hướng dẫn tham quan du lịch và tổ chức, cá nhân gián tiếp cung ứng các dịch vụ như khách sạn, vận chuyển, nhà hàng, điểm tham quan… Đối với ngành Du lịch Việt Nam, khối lữ hành có vị trí quan trọng không kém. Tính đến năm 2010, Việt Nam có 800 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế, hơn 10.000 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và khoảng 17.000 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề.

Cầu nối giữa khách du lịch và người cung cấp dịch vụ tại địa phương

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

Ngành lữ hành đặc biệt rất cần thiết đối với khách du lịch quốc tế trong điều kiện khả năng giao tiếp tiếng Anh vẫn chưa được phổ biến rộng khắp, khách du lịch vẫn khó tiếp cận được các phương tiện vận chuyển công cộng. Do vậy, thông thường, ngay cả khách du lịch tự do vẫn phải cần sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp lữ hành khi đi tham quan du lịch một số điểm đến ở Việt Nam. Đối với khách du lịch nội địa, do có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt, sự hiểu biết về hệ thống giao thông, sự gia tăng sở hữu các phương tiện vận chuyển tư nhân nên ít phụ thuộc vào dịch vụ của các doanh nghiệp lữ hành.

Do chiếm lĩnh một thị phần lớn trong tổng thị trường du lịch và là chìa khóa then chốt đối với thị trường khách du lịch quốc tế, có thể nói các công ty lữ hành Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của ngành Du lịch.

Với vai trò là cầu nối giữa khách du lịch và người cung cấp dịch vụ tại địa phương, các công ty lữ hành có vai trò tác động đến việc quản lý và sử dụng tài nguyên tại điểm đến thông qua việc ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách du lịch, thực hiện của các cơ sở cung cấp dịch vụ và cách thức phát triển của các điểm đến. Vì vậy, với Việt Nam, các công ty lữ hành có thể gây ảnh hưởng đến một tỷ lệ lớn lượng khách du lịch quốc tế về việc lựa chọn cơ sở lưu trú, điểm tham quan, phương tiện đi lại, mức độ và hình thức tương tác với cư dân địa phương và môi trường tự nhiên.

Với vị trí quan trọng này, khối doanh nghiệp lữ hành Việt Nam có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện của các đơn vị cung ứng dịch vụ, cụ thể là các tác động đến môi trường và xã hội của họ, nâng cao ý thức và trách nhiệm của cá thành phần tham gia vào chuỗi giá trị du lịch và trở thành nhân tố thiết yếu thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Du khách nước ngoài tham quan địa đạo Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh)


Du lịch có trách nhiệm – hướng đi bền vững của các doanh nghiệp lữ hành

Ảnh hưởng của khối doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đối với việc thực hiện du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội có thể là cơ hội và cả thách thức đối với sự phát triển bền vững của ngành Du lịch, do tầm quan trọng của ngành lữ hành trong mối liên kết với thị trường và chuỗi cung ứng dịch vụ, nếu các công ty lữ hành không vận hành một cách có trách nhiệm sẽ làm gia tăng tác động tiêu cực của du lịch đến cộng đồng, kinh tế và môi trường tại địa phương.

Việc vận hành kinh doanh lữ hành không bền vững sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới cộng đồng, mỗi trường và kinh tế địa phương theo hướng: hạn chế sự phát triển kinh tế, thất thoát về kinh tế, mai một các giá trị xã hội và xung đột văn hóa, ảnh hưởng đến sự an ninh và an toàn của khách hàng, tạo sự bất hợp tác và không tin cậy giữa khối doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, hủy hoại môi trường tự nhiên, sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên…

Do đó, du lịch có trách nhiệm được xem là hướng đi bền vững của các doanh nghiệp lữ hành. Du lịch có trách nhiệm đòi hỏi các doanh nghiệp lữ hành chịu trách nhiệm về các hành động của mình ra các quyết định và thực thi hoạt động hướng đến việc gia tăng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của du lịch, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Để đạt được du lịch có trách nhiệm, các doanh nghiệp lữ hành cần phải áp dụng hoạt động kinh doanh bền vững có tác động tích cực đến đất nước và điểm đến mà họ đang kinh doanh hoạt động lữ hành. Xét ở khía cạnh mang lại hiệu quả kinh tế, khai thác tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cũng như chính sách đối với cộng đồng địa phương.

Phải thừa nhận, thực hiện du lịch có trách nhiệm đối với doanh nghiệp rất có lợi. Theo đó, các nhóm lợi ích đó bao gồm tiết kiệm chi phí, gia tăng thị phần, tạo dựng uy tín, duy trì các tài nguyên phục vụ kinh doanh du lịch của doanh nghiệp bao gồm điểm đến và văn hóa mà khách hàng sẵn sàng trả tiền để tới thăm và tận hưởng.

Các doanh nghiệp lữ hành có thể lồng ghép tính bền vững trong công tác quản lý nội bộ tổ chức doanh nghiệp, phát triển sản phẩm, lựa chọn chuỗi cung ứng, quan hệ với khách hàng và điểm đến. Việc quản lý nội bộ tổ chức có thể áp dụng nguyên tắc “văn phòng xanh”, không ngừng nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho đội ngũ nhân sự về du lịch bền vững, phương pháp áp dụng và trách nhiệm thực hiện trong công việc hàng ngày của họ. Đối với phát triển và quản lý chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể thực hiện nội dung du lịch có trách nhiệm gắn với việc giảm thiểu tác động tiêu cực và nâng cao tác động tích cực trong thiết kế các tour tham quan và lựa chọn các gói sản phẩm ở những nơi môi trường và chất lượng nguồn nhân lực được đảm bảo.

Theo dangcongsan.vn



Web Tổng cục Du lịch/Dangcongsan

 

Trong xu thế hiện nay, du lịch có trách nhiệm được xem là hướng đi bền vững của các doanh nghiệp lữ hành. Du lịch có trách nhiệm đòi hỏi các doanh nghiệp lữ hành chịu trách nhiệm về các hành động của mình trong việc ra các quyết định và thực thi hoạt động hướng đến việc gia tăng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của du lịch, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Là một phân ngành quan trọng của du lịch, lữ hành bao gồm các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, tổ chức, điều hành và hướng dẫn tham quan du lịch và tổ chức, cá nhân gián tiếp cung ứng các dịch vụ như khách sạn, vận chuyển, nhà hàng, điểm tham quan… Đối với ngành Du lịch Việt Nam, khối lữ hành có vị trí quan trọng không kém. Tính đến năm 2010, Việt Nam có 800 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế, hơn 10.000 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và khoảng 17.000 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề.

Cầu nối giữa khách du lịch và người cung cấp dịch vụ tại địa phương

Ngành lữ hành đặc biệt rất cần thiết đối với khách du lịch quốc tế trong điều kiện khả năng giao tiếp tiếng Anh vẫn chưa được phổ biến rộng khắp, khách du lịch vẫn khó tiếp cận được các phương tiện vận chuyển công cộng. Do vậy, thông thường, ngay cả khách du lịch tự do vẫn phải cần sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp lữ hành khi đi tham quan du lịch một số điểm đến ở Việt Nam. Đối với khách du lịch nội địa, do có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt, sự hiểu biết về hệ thống giao thông, sự gia tăng sở hữu các phương tiện vận chuyển tư nhân nên ít phụ thuộc vào dịch vụ của các doanh nghiệp lữ hành.

Do chiếm lĩnh một thị phần lớn trong tổng thị trường du lịch và là chìa khóa then chốt đối với thị trường khách du lịch quốc tế, có thể nói các công ty lữ hành Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của ngành Du lịch.

Với vai trò là cầu nối giữa khách du lịch và người cung cấp dịch vụ tại địa phương, các công ty lữ hành có vai trò tác động đến việc quản lý và sử dụng tài nguyên tại điểm đến thông qua việc ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách du lịch, thực hiện của các cơ sở cung cấp dịch vụ và cách thức phát triển của các điểm đến. Vì vậy, với Việt Nam, các công ty lữ hành có thể gây ảnh hưởng đến một tỷ lệ lớn lượng khách du lịch quốc tế về việc lựa chọn cơ sở lưu trú, điểm tham quan, phương tiện đi lại, mức độ và hình thức tương tác với cư dân địa phương và môi trường tự nhiên.

Với vị trí quan trọng này, khối doanh nghiệp lữ hành Việt Nam có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện của các đơn vị cung ứng dịch vụ, cụ thể là các tác động đến môi trường và xã hội của họ, nâng cao ý thức và trách nhiệm của cá thành phần tham gia vào chuỗi giá trị du lịch và trở thành nhân tố thiết yếu thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Du khách nước ngoài tham quan địa đạo Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh)


Du lịch có trách nhiệm – hướng đi bền vững của các doanh nghiệp lữ hành

Ảnh hưởng của khối doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đối với việc thực hiện du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội có thể là cơ hội và cả thách thức đối với sự phát triển bền vững của ngành Du lịch, do tầm quan trọng của ngành lữ hành trong mối liên kết với thị trường và chuỗi cung ứng dịch vụ, nếu các công ty lữ hành không vận hành một cách có trách nhiệm sẽ làm gia tăng tác động tiêu cực của du lịch đến cộng đồng, kinh tế và môi trường tại địa phương.

Việc vận hành kinh doanh lữ hành không bền vững sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới cộng đồng, mỗi trường và kinh tế địa phương theo hướng: hạn chế sự phát triển kinh tế, thất thoát về kinh tế, mai một các giá trị xã hội và xung đột văn hóa, ảnh hưởng đến sự an ninh và an toàn của khách hàng, tạo sự bất hợp tác và không tin cậy giữa khối doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, hủy hoại môi trường tự nhiên, sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên…

Do đó, du lịch có trách nhiệm được xem là hướng đi bền vững của các doanh nghiệp lữ hành. Du lịch có trách nhiệm đòi hỏi các doanh nghiệp lữ hành chịu trách nhiệm về các hành động của mình ra các quyết định và thực thi hoạt động hướng đến việc gia tăng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của du lịch, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Để đạt được du lịch có trách nhiệm, các doanh nghiệp lữ hành cần phải áp dụng hoạt động kinh doanh bền vững có tác động tích cực đến đất nước và điểm đến mà họ đang kinh doanh hoạt động lữ hành. Xét ở khía cạnh mang lại hiệu quả kinh tế, khai thác tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cũng như chính sách đối với cộng đồng địa phương.

Phải thừa nhận, thực hiện du lịch có trách nhiệm đối với doanh nghiệp rất có lợi. Theo đó, các nhóm lợi ích đó bao gồm tiết kiệm chi phí, gia tăng thị phần, tạo dựng uy tín, duy trì các tài nguyên phục vụ kinh doanh du lịch của doanh nghiệp bao gồm điểm đến và văn hóa mà khách hàng sẵn sàng trả tiền để tới thăm và tận hưởng.

Các doanh nghiệp lữ hành có thể lồng ghép tính bền vững trong công tác quản lý nội bộ tổ chức doanh nghiệp, phát triển sản phẩm, lựa chọn chuỗi cung ứng, quan hệ với khách hàng và điểm đến. Việc quản lý nội bộ tổ chức có thể áp dụng nguyên tắc “văn phòng xanh”, không ngừng nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho đội ngũ nhân sự về du lịch bền vững, phương pháp áp dụng và trách nhiệm thực hiện trong công việc hàng ngày của họ. Đối với phát triển và quản lý chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể thực hiện nội dung du lịch có trách nhiệm gắn với việc giảm thiểu tác động tiêu cực và nâng cao tác động tích cực trong thiết kế các tour tham quan và lựa chọn các gói sản phẩm ở những nơi môi trường và chất lượng nguồn nhân lực được đảm bảo.

Theo dangcongsan.vn



Web Tổng cục Du lịch/Dangcongsan