Phát triển du lịch cộng đồng tại các tỉnh miền núi phía Bắc

 

Nằm trong khuôn khổ triển khai các hoạt động của Dự án Tây Ban Nha, vừa qua tại Sapa, BQL Dự án đã tổ chức “Hội thảo xin ý kiến về Kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại các tỉnh Điện Biên, Hà Giang và Lào Cai”.

Mục tiêu của Hội thảo nhằm để Nhóm chuyên gia tư vấn trình bày kết quả khảo sát, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm và xúc tiến du lịch cộng đồng tại ba tỉnh. Trên cơ sở đó, các bên liên quan thảo luận, trao đổi thông tin và cho ý kiến để nhóm hoàn thiện Kế hoạch trình các cấp phê duyệt triển khai tại 3 tỉnh Điện Biên, Hà Giang và Lào Cai.

Nội dung dự thảo Kế hoạch khẳng định tiềm năng, lợi thế của 3 tỉnh phục vụ phát triển du lịch sinh thái, kết hợp với du lịch văn hóa cộng đồng các dân tộc. Theo đánh giá của nhóm chuyên gia, hiện nay trên địa bàn 3 tỉnh nói riêng và vùng miền núi phía Bắc nói chung đã có một số điểm, mô hình phát triển du lịch cộng đồng khá thành công. Tuy nhiên, khu vực này còn một số hạn chế như hạ tầng cơ sở kém, khoảng cách địa lý xa; tài nguyên phân tán rộng khắp, năng lực quản lý tổ chức, nhận thức của cộng đồng thấp vì vậy cần nhiều nỗ lực để du lịch cộng đồng phát triển, mang lại lợi ích thực sự cho cộng đồng địa phương.

Kế hoạch nêu một số định hướng phát triển sản phẩm và chương trình hành động phát triển du lịch cộng đồng tại 3 tỉnh giai đoạn 2013-2015, đồng thời đề xuất một số dự án xây dựng, xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng thành một dòng sản phẩm riêng biệt và nổi bật trong hệ thống sản phẩm du lịch 3 tỉnh, tạo ra những sản phẩm mới, nhân rộng những mô hình thành công, xây dựng đặc trưng sản phẩm chung của vùng và những đặc trưng riêng của từng tỉnh, từng điểm du lịch.

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

Phát biểu tại hội thảo, bà Giàng Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đánh giá cao những nhận định, kết luận khảo sát của nhóm chuyên gia và bày tỏ mong muốn BQL Dự án hỗ trợ phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng tại những địa phương có thế mạnh, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

Ngọc Bích



 

Nằm trong khuôn khổ triển khai các hoạt động của Dự án Tây Ban Nha, vừa qua tại Sapa, BQL Dự án đã tổ chức “Hội thảo xin ý kiến về Kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại các tỉnh Điện Biên, Hà Giang và Lào Cai”.

Mục tiêu của Hội thảo nhằm để Nhóm chuyên gia tư vấn trình bày kết quả khảo sát, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm và xúc tiến du lịch cộng đồng tại ba tỉnh. Trên cơ sở đó, các bên liên quan thảo luận, trao đổi thông tin và cho ý kiến để nhóm hoàn thiện Kế hoạch trình các cấp phê duyệt triển khai tại 3 tỉnh Điện Biên, Hà Giang và Lào Cai.

Nội dung dự thảo Kế hoạch khẳng định tiềm năng, lợi thế của 3 tỉnh phục vụ phát triển du lịch sinh thái, kết hợp với du lịch văn hóa cộng đồng các dân tộc. Theo đánh giá của nhóm chuyên gia, hiện nay trên địa bàn 3 tỉnh nói riêng và vùng miền núi phía Bắc nói chung đã có một số điểm, mô hình phát triển du lịch cộng đồng khá thành công. Tuy nhiên, khu vực này còn một số hạn chế như hạ tầng cơ sở kém, khoảng cách địa lý xa; tài nguyên phân tán rộng khắp, năng lực quản lý tổ chức, nhận thức của cộng đồng thấp vì vậy cần nhiều nỗ lực để du lịch cộng đồng phát triển, mang lại lợi ích thực sự cho cộng đồng địa phương.

Kế hoạch nêu một số định hướng phát triển sản phẩm và chương trình hành động phát triển du lịch cộng đồng tại 3 tỉnh giai đoạn 2013-2015, đồng thời đề xuất một số dự án xây dựng, xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng thành một dòng sản phẩm riêng biệt và nổi bật trong hệ thống sản phẩm du lịch 3 tỉnh, tạo ra những sản phẩm mới, nhân rộng những mô hình thành công, xây dựng đặc trưng sản phẩm chung của vùng và những đặc trưng riêng của từng tỉnh, từng điểm du lịch.

Phát biểu tại hội thảo, bà Giàng Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên đánh giá cao những nhận định, kết luận khảo sát của nhóm chuyên gia và bày tỏ mong muốn BQL Dự án hỗ trợ phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng tại những địa phương có thế mạnh, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

Ngọc Bích