Đoàn báo chí tìm hiểu về Dự án EU-ESRT

 

Chiều ngày 20/4/2016, đoàn báo chí tham dự khóa bồi dưỡng “Đưa tin về EU” đã có chuyến đi thực tê tại Đà Nẵng và Hội An, nhằm tìm hiểu những tác động tích cực từ những hỗ trợ của Liên minh Châu Âu thông qua Dự án EU-ESRT.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ khóa bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí “Đưa tin về EU” đã diễn ra tại Tp. Đà Nẵng với sự tham dự của 40 nhà báo trên khắp tỉnh thành cả nước từ ngày 19 tới 21/4/2016. Khóa bồi dưỡng được Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam phối hợp tổ chức.


Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

Tại mỗi địa phương, đoàn đã gặp gỡ đại diện của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành và khách sạn, giáo viên của một số cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn Đà Nẵng và Quảng Nam.

Từ những câu chuyện thực tế được chia sẻ từ chính những người làm du lịch đã được tham gia các hoạt động hoặc hưởng lợi từ kết quả của Dự án EU-ESRT, đoàn báo chí đã có cơ hội tìm hiểu sâu về hoạt động hỗ trợ ba tỉnh Duyên hải miền Trung (Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam) phát triển du lịch có trách nhiệm một cách bền vững.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án EU-ESRT, mô hình Tổ chức quản lý điểm đến đã được hình thành với các Tổ công tác phát triển sản phẩm du lịch, marketing chung cho điểm đến và phát triển nguồn nhân lực hoạt động hết sức tích cực. Dự án đã bàn giao cho ba tỉnh một số kết quả nghiên cứu do chuyên gia Dự án thực hiện, bao gồm Chiến lược quản lý điểm đến 3 tỉnh Duyên hải miền Trung, Báo cáo Điều tra khách Du lịch 2014, Báo cáo Phát triển sản phẩm du lịch tại khu vực và Đánh giá nhu cầu lao động du lịch 2015.


Về giáo dục và đào tạo nghề du lịch, Dự án đã hỗ trợ để hình thành hai trung tâm đào tạo du lịch tại Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng. Từ năm 2013 tới nay, Dự án đã giúp nâng cao năng lực quản lý cho 43 lượt  cán bộ của các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đào tạo nâng cao năng lực cho 875 lượt người đang công tác tại cá doanh nghiệp; đào tạo về du lịch có trách nhiệm cho 330 lượt người tại cộng đồng địa phương; đào tạo nâng cao năng lực cho 41 lượt giáo viên của các trường đào tạo du lịch.

Là nhà tài trợ lớn nhất cho ngành Du lịch Việt Nam, Liên minh Châu Âu vẫn tiếp tục là đối tác mạnh mẽ với  hơn 12 năm liên tục hỗ trợ tích cực giúp Du lịch Việt Nam xác định được vị trí của mình trên bản đồ du lịch thế giới. Trong khoảng thời gian này, Liên minh Châu Âu đã tài trợ hơn 20 triệu Euro cho hoạt động đào tạo du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường năng lực, đồng thời củng cố vững chắc nền tảng cho ngành Du lịch Việt Nam vì sự tăng trưởng toàn diện và có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Qua hơn 25 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam, mối quan hệ này đã không ngừng phát triển, đặc biệt với việc ký kết chính thức Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) và việc kết thúc các vòng đàm phán hiệp định thương mại tự do giữa EU-Việt Nam.

EU ngày một gắn kết hơn với Việt Nam nói riêng và cộng đồng ASEAN nói chung. Trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế thế giới có nhiều biến động, việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và EU có nhiều ý nghĩa nhằm góp phần tìm ra những giải pháp cho những vấn đề và thách thức chung.



 

Chiều ngày 20/4/2016, đoàn báo chí tham dự khóa bồi dưỡng “Đưa tin về EU” đã có chuyến đi thực tê tại Đà Nẵng và Hội An, nhằm tìm hiểu những tác động tích cực từ những hỗ trợ của Liên minh Châu Âu thông qua Dự án EU-ESRT.

Hoạt động này nằm trong khuôn khổ khóa bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí “Đưa tin về EU” đã diễn ra tại Tp. Đà Nẵng với sự tham dự của 40 nhà báo trên khắp tỉnh thành cả nước từ ngày 19 tới 21/4/2016. Khóa bồi dưỡng được Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam phối hợp tổ chức.


Tại mỗi địa phương, đoàn đã gặp gỡ đại diện của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành và khách sạn, giáo viên của một số cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn Đà Nẵng và Quảng Nam.

Từ những câu chuyện thực tế được chia sẻ từ chính những người làm du lịch đã được tham gia các hoạt động hoặc hưởng lợi từ kết quả của Dự án EU-ESRT, đoàn báo chí đã có cơ hội tìm hiểu sâu về hoạt động hỗ trợ ba tỉnh Duyên hải miền Trung (Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam) phát triển du lịch có trách nhiệm một cách bền vững.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án EU-ESRT, mô hình Tổ chức quản lý điểm đến đã được hình thành với các Tổ công tác phát triển sản phẩm du lịch, marketing chung cho điểm đến và phát triển nguồn nhân lực hoạt động hết sức tích cực. Dự án đã bàn giao cho ba tỉnh một số kết quả nghiên cứu do chuyên gia Dự án thực hiện, bao gồm Chiến lược quản lý điểm đến 3 tỉnh Duyên hải miền Trung, Báo cáo Điều tra khách Du lịch 2014, Báo cáo Phát triển sản phẩm du lịch tại khu vực và Đánh giá nhu cầu lao động du lịch 2015.


Về giáo dục và đào tạo nghề du lịch, Dự án đã hỗ trợ để hình thành hai trung tâm đào tạo du lịch tại Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng. Từ năm 2013 tới nay, Dự án đã giúp nâng cao năng lực quản lý cho 43 lượt  cán bộ của các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đào tạo nâng cao năng lực cho 875 lượt người đang công tác tại cá doanh nghiệp; đào tạo về du lịch có trách nhiệm cho 330 lượt người tại cộng đồng địa phương; đào tạo nâng cao năng lực cho 41 lượt giáo viên của các trường đào tạo du lịch.

Là nhà tài trợ lớn nhất cho ngành Du lịch Việt Nam, Liên minh Châu Âu vẫn tiếp tục là đối tác mạnh mẽ với  hơn 12 năm liên tục hỗ trợ tích cực giúp Du lịch Việt Nam xác định được vị trí của mình trên bản đồ du lịch thế giới. Trong khoảng thời gian này, Liên minh Châu Âu đã tài trợ hơn 20 triệu Euro cho hoạt động đào tạo du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường năng lực, đồng thời củng cố vững chắc nền tảng cho ngành Du lịch Việt Nam vì sự tăng trưởng toàn diện và có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Qua hơn 25 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam, mối quan hệ này đã không ngừng phát triển, đặc biệt với việc ký kết chính thức Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) và việc kết thúc các vòng đàm phán hiệp định thương mại tự do giữa EU-Việt Nam.

EU ngày một gắn kết hơn với Việt Nam nói riêng và cộng đồng ASEAN nói chung. Trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế thế giới có nhiều biến động, việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và EU có nhiều ý nghĩa nhằm góp phần tìm ra những giải pháp cho những vấn đề và thách thức chung.