Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam ra mắt thương hiệu và trang web Du lịch mới

 

Thương hiệu và trang web du lịch mới của ba địa phương Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam đã được ra mắt tại Hội An ngày 26/8/2016 với sự hỗ trợ của Dự án EU-ESRT.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án EU-ESRT, từ tháng 2/2014, ba địa phương Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã ký Bản Thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch. Trong suốt thời gian qua, Dự án EU-ESRT đã triển khai nhiều hoạt động giúp mô hình liên kết hợp tác của ba địa phương nêu trên đạt được kết quả tích cực.

Để tiếp nhận các kết quả hỗ trợ kỹ thuật trước khi Dự án EU-ESRT kết thúc, lãnh đạo UBND ba tỉnh/thành phố nhất trí tổ chức Phiên họp cấp cao ba tỉnh Duyên hải Miền Trung vào ngày 26/8/2016 tại Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Phát biểu tại phiên họp, ông Tom Corrie, Phó ban Hợp tác Phát triển, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho biết, “Việt Nam đang phải cạnh tranh với các điểm đến hấp dẫn tại các nước trong khu vực. Để sống còn trong môi trường cạnh tranh chịu ảnh hưởng lớn từ các xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam cần khẳng định mình bằng các sản phẩm sáng tạo và đa dạng, được định vị bằng sự độc đáo và chất lượng. Các sản phẩm du lịch này cần được tiếp thị khéo léo cả ở tầm quốc gia và khu vực, để chuyển tải các lợi thế cạnh tranh của điểm đến. Cùng nhau kết hợp lại, ba địa phương sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch mạnh mẽ đầy hấp dẫn”.

Ông Lê Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng hỗ trợ của Dự án EU-ESRT đã hình thành một tiền đề trong việc đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch trong việc xây dựng sản phẩm du lịch, thương hiệu du lịch ba địa phương, website du lịch… bước đầu đã tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trong việc liên kết, mở rộng hướng hợp tác trong việc liên kết phát triển du lịch.

Tại phiên họp, đại diện Ban Quản lý Dự án EU-ESRT đã trình bày về mô hình quản lý điểm đến vùng mà Dự án đã hỗ trợ cho ba tỉnh, đồng thời trình bày các kết quả hỗ trợ về phát triển sản phẩm du lịch, tiếp thị và phát triển nguồn nhân lực.


Đặc biệt, Dự án EU-ESRT công bố thương hiệu điểm đến cho ba tỉnh duyên hải miền Trung – The Essence of Vietnam – đồng thời bàn giao trang web du lịch mới cho ba tỉnh, là sản phẩm đầu tiên áp dụng thương hiệu vừa được xây dựng.

Ngoài ra, dự án EU-ESRT cũng bàn giao cho các tỉnh tổng cộng 21 tài liệu kỹ thuật theo các nội dung phát triển sản phẩm du lịch của điểm đến, tiếp thị điểm đến, phát triển nguồn nhân lực, du lịch có trách nhiệm cùng các tài liệu tổng hợp khác.

Chiều ngày 26/8/2016, đại diện Ban Quản lý Dự án EU-ESRT có phiên họp kỹ thuật với đại diện ba tỉnh Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam để hướng dẫn ba tỉnh áp dụng thương hiệu điểm đến và duy trì trang web du lịch mới.

Ngoài ra, Dự án EU-ESRT đã nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ của các Sở VHTTDL; đào tạo nâng cao năng lực cho người đang công tác tại các doanh nghiệp; đào tạo nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm tại các cộng đồng địa phương; đào tạo nâng cao năng lực cho giáo viên của các trường đào tạo du lịch.



 

Thương hiệu và trang web du lịch mới của ba địa phương Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam đã được ra mắt tại Hội An ngày 26/8/2016 với sự hỗ trợ của Dự án EU-ESRT.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án EU-ESRT, từ tháng 2/2014, ba địa phương Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã ký Bản Thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch. Trong suốt thời gian qua, Dự án EU-ESRT đã triển khai nhiều hoạt động giúp mô hình liên kết hợp tác của ba địa phương nêu trên đạt được kết quả tích cực.

Để tiếp nhận các kết quả hỗ trợ kỹ thuật trước khi Dự án EU-ESRT kết thúc, lãnh đạo UBND ba tỉnh/thành phố nhất trí tổ chức Phiên họp cấp cao ba tỉnh Duyên hải Miền Trung vào ngày 26/8/2016 tại Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Phát biểu tại phiên họp, ông Tom Corrie, Phó ban Hợp tác Phát triển, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho biết, “Việt Nam đang phải cạnh tranh với các điểm đến hấp dẫn tại các nước trong khu vực. Để sống còn trong môi trường cạnh tranh chịu ảnh hưởng lớn từ các xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam cần khẳng định mình bằng các sản phẩm sáng tạo và đa dạng, được định vị bằng sự độc đáo và chất lượng. Các sản phẩm du lịch này cần được tiếp thị khéo léo cả ở tầm quốc gia và khu vực, để chuyển tải các lợi thế cạnh tranh của điểm đến. Cùng nhau kết hợp lại, ba địa phương sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch mạnh mẽ đầy hấp dẫn”.

Ông Lê Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng hỗ trợ của Dự án EU-ESRT đã hình thành một tiền đề trong việc đẩy mạnh liên kết hợp tác phát triển du lịch trong việc xây dựng sản phẩm du lịch, thương hiệu du lịch ba địa phương, website du lịch… bước đầu đã tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trong việc liên kết, mở rộng hướng hợp tác trong việc liên kết phát triển du lịch.

Tại phiên họp, đại diện Ban Quản lý Dự án EU-ESRT đã trình bày về mô hình quản lý điểm đến vùng mà Dự án đã hỗ trợ cho ba tỉnh, đồng thời trình bày các kết quả hỗ trợ về phát triển sản phẩm du lịch, tiếp thị và phát triển nguồn nhân lực.


Đặc biệt, Dự án EU-ESRT công bố thương hiệu điểm đến cho ba tỉnh duyên hải miền Trung – The Essence of Vietnam – đồng thời bàn giao trang web du lịch mới cho ba tỉnh, là sản phẩm đầu tiên áp dụng thương hiệu vừa được xây dựng.

Ngoài ra, dự án EU-ESRT cũng bàn giao cho các tỉnh tổng cộng 21 tài liệu kỹ thuật theo các nội dung phát triển sản phẩm du lịch của điểm đến, tiếp thị điểm đến, phát triển nguồn nhân lực, du lịch có trách nhiệm cùng các tài liệu tổng hợp khác.

Chiều ngày 26/8/2016, đại diện Ban Quản lý Dự án EU-ESRT có phiên họp kỹ thuật với đại diện ba tỉnh Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam để hướng dẫn ba tỉnh áp dụng thương hiệu điểm đến và duy trì trang web du lịch mới.

Ngoài ra, Dự án EU-ESRT đã nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ của các Sở VHTTDL; đào tạo nâng cao năng lực cho người đang công tác tại các doanh nghiệp; đào tạo nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm tại các cộng đồng địa phương; đào tạo nâng cao năng lực cho giáo viên của các trường đào tạo du lịch.