Thành lập Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam

 

Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam (VITEA) đã chính thức ra mắt vào ngày 1/8/2016 tại TPHCM. VITEA là hiệp hội chuyên ngành do Hiệp hội Du lịch Việt Nam thành lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đơn vị này.

GS.TS Đào Mạnh Hùng, nguyên Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội cùng 6 phó chủ tịch khác.

Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam ra đời với mục đích liên kết, hợp tác, hỗ trợ hội viên trong hoạt động đào tạo du lịch; nâng cao trình độ quản trị cơ sở đào tạo, khoa học công nghệ, khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên; gắn nhà trường với doanh nghiệp; thu hút sự tham gia chủ động của doanh nghiệp vào công tác đào tạo; xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, kiểm tra, đánh giá và công nhận kỹ năng nghề…

Ngoài ra, hiệp hội còn có nhiệm vụ xây dựng ngân hàng dữ liệu việc làm và cổng thông tin thực tập cho các nhu cầu việc làm trong nước và quốc tế nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc thực tập và tìm việc làm.

Phát biểu tại lễ ra mắt, Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo Du lịch – GS.TS Đào Mạnh Hùng cho biết, từ nay đến hết năm 2017, đơn vị sẽ đề ra 8 chương trình phát triển, hoàn thiện tiêu chuẩn chuyên môn cho nhân lực ngành du lịch cũng như chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp.

“Hiệp hội sẽ liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở có nhu cầu sử dụng với các cơ sở đào tạo. Các trường sẽ đào tạo theo nhu cầu, theo đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp”, ông Hùng cho biết.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề buổi ra mắt, TS. Trần Văn Thông, Trưởng khoa Quản trị du lịch và khách sạn trường Đại học Kinh tế Tài chính, cho hay tính riêng trong năm 2015, cả nước có 67 trường đại học, 86 trường cao đẳng, 117 trường trung cấp nghề có khoa đào đạo ngành nghề liên quan đến dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, mỗi trường có chương trình giảng dạy riêng mà không theo một quy chuẩn đánh giá nào. Ngoài ra, theo ông Thông, năng lực giảng viên ở các ngành khách sạn, nhà hàng hiện nay cũng là đều đáng bàn khi nhiều giảng viên tuy có nhiều bằng cấp nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế.

“Điều hiệp hội cần làm ngay sau khi thành lập là ra một tiêu chuẩn chung cho chương trình đào tạo ngành du lịch, chứ không thể để đại trà, mạnh trường nào trường nấy làm nữa. Tiêu chuẩn này phải phù hợp với nhu cầu của không chỉ doanh nghiệp trong nước mà của các công ty, tập đoàn nước ngoài đầu tư vào du lịch Việt Nam. Chương trình học cho sinh viên ngành du lịch của nhiều trường hiện nay đã quá lạc hậu so với nhiều nước ASEAN”, ông Thông nhận định.

(Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn online)



 

Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam (VITEA) đã chính thức ra mắt vào ngày 1/8/2016 tại TPHCM. VITEA là hiệp hội chuyên ngành do Hiệp hội Du lịch Việt Nam thành lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đơn vị này.

GS.TS Đào Mạnh Hùng, nguyên Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội cùng 6 phó chủ tịch khác.

Hiệp hội Đào tạo Du lịch Việt Nam ra đời với mục đích liên kết, hợp tác, hỗ trợ hội viên trong hoạt động đào tạo du lịch; nâng cao trình độ quản trị cơ sở đào tạo, khoa học công nghệ, khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên; gắn nhà trường với doanh nghiệp; thu hút sự tham gia chủ động của doanh nghiệp vào công tác đào tạo; xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, kiểm tra, đánh giá và công nhận kỹ năng nghề…

Ngoài ra, hiệp hội còn có nhiệm vụ xây dựng ngân hàng dữ liệu việc làm và cổng thông tin thực tập cho các nhu cầu việc làm trong nước và quốc tế nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc thực tập và tìm việc làm.

Phát biểu tại lễ ra mắt, Chủ tịch Hiệp hội Đào tạo Du lịch – GS.TS Đào Mạnh Hùng cho biết, từ nay đến hết năm 2017, đơn vị sẽ đề ra 8 chương trình phát triển, hoàn thiện tiêu chuẩn chuyên môn cho nhân lực ngành du lịch cũng như chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp.

“Hiệp hội sẽ liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở có nhu cầu sử dụng với các cơ sở đào tạo. Các trường sẽ đào tạo theo nhu cầu, theo đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp”, ông Hùng cho biết.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề buổi ra mắt, TS. Trần Văn Thông, Trưởng khoa Quản trị du lịch và khách sạn trường Đại học Kinh tế Tài chính, cho hay tính riêng trong năm 2015, cả nước có 67 trường đại học, 86 trường cao đẳng, 117 trường trung cấp nghề có khoa đào đạo ngành nghề liên quan đến dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, mỗi trường có chương trình giảng dạy riêng mà không theo một quy chuẩn đánh giá nào. Ngoài ra, theo ông Thông, năng lực giảng viên ở các ngành khách sạn, nhà hàng hiện nay cũng là đều đáng bàn khi nhiều giảng viên tuy có nhiều bằng cấp nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế.

“Điều hiệp hội cần làm ngay sau khi thành lập là ra một tiêu chuẩn chung cho chương trình đào tạo ngành du lịch, chứ không thể để đại trà, mạnh trường nào trường nấy làm nữa. Tiêu chuẩn này phải phù hợp với nhu cầu của không chỉ doanh nghiệp trong nước mà của các công ty, tập đoàn nước ngoài đầu tư vào du lịch Việt Nam. Chương trình học cho sinh viên ngành du lịch của nhiều trường hiện nay đã quá lạc hậu so với nhiều nước ASEAN”, ông Thông nhận định.

(Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn online)