An Giang cần làm gì để hút khách du lịch?

 

Sau 3 năm tiếp nhận, triển khai dự án rất có hiệu quả qua việc xây dựng được ý thức, trách nhiệm và cách làm du lịch đối với cơ quan quản lý và cộng đồng. Đặc biệt, đã đào tạo được những đào tạo viên để từ đó đi đào tạo cho người dân hiểu về du lịch.

An Giang được biết đến là vùng đất nổi tiếng về du lịch tâm linh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mỗi năm tỉnh này đón hàng triệu du khách hành hương. 

Tuy nhiên, trong chuyến khảo sát điểm đến của Dự án EU-ESRT tại Cần Thơ- An Giang vào đầu tháng 7 cho thấy câu chuyện phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh là một định hướng đúng, nhưng để đạt được những con số đề ra thì cần phải có sự vào cuộc đồng bộ từ sở ban ngành, doanh nghiệp, cộng đồng đặc biệt là chính sách đầu tư cởi mở đối với ngành công nghiệp không khói này. 

Có mặt tại Núi Sam – vào lễ khu Văn miếu bà Chúa Xứ vào đầu tháng 7-2016 chúng tôi gặp rất đông du khách từ các tỉnh thành về đây hành hương mặc dù đây không phải là ngày tuần lễ hay dịp lễ hội. Tuy nhiên, có một điểm dễ nhận thấy ở đây là sự an tâm của du khách, không có sự chèo kéo, chặt chém, lộn xộn. Bà Trần Thị Tuyết Em- Trưởng ban quản lý Khu di tích văn hoá lịch sử và du lịch Núi Sam cho biết, Núi Sam là điểm hành hương hàng đầu trong khu vực ĐBSCL, năm 2015 ở đây đón hơn 4,2 triệu lượt khách. 

An Giang phát triển du lịch chậm hơn các địa phương khác, cách đây 5-7 năm, người dân chưa có nhận thức về cách làm du lịch nên dẫn tới lộn xộn, thời vụ manh mún, không định hướng. Tuy nhiên, thời gian gần đây mọi việc đã khác, nhờ sự vào cuộc của các cấp chính quyền, chỉ đạo sát sườn của các cơ quan chức năng, ý thức cầu thị về phát triển du lịch đã tạo nên sự thay đổi ngoạn mục tại vùng đất này. Trong đó, nhận thức của người dân về phát triển du lịch bền vững được nâng lên rõ rệt. 


Du khách thăm quan, hành hương Miếu Bà Chúa Xứ – Núi Sam

Chia sẻ với chúng tôi về những chuyển biến tích cực này, bà Trần Thị Tuyết Em cho biết, An Giang là 1 tỉnh có du lịch tâm linh và du lịch sinh thái phát triển, nhưng cách làm du lịch còn hạn chế. Góp phần xây dựng điểm đến, định hướng du lịch có trách nhiệm dự án Eu- ESRT đã có những chương trình hỗ trợ và phát triển du lịch có trách nhiệm với xã hội đối với tỉnh An Giang. 

Sau 3 năm tiếp nhận, triển khai dự án rất có hiệu quả qua việc xây dựng được ý thức, trách nhiệm và cách làm du lịch đối với cơ quan quản lý và cộng đồng. Đặc biệt, đã đào tạo được những đào tạo viên để từ đó đi đào tạo cho người dân hiểu về du lịch. 

Tại đây, đã mở được 13-15 lớp với hơn 400 lượt người tham dự, họ là những người dân trong khu vực, có người tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, có người không nhưng ai cũng tham gia rất nghiêm túc, bởi họ hiểu quyền lợi và trách nhiệm của mình trong phát triển du lịch của địa phương. Từ đó sức lan toả được nhân rộng, người dân rất ủng hộ. 


Chùa Tây An còn được gọi chùa Tây An núi Sam hay Tây An cổ tự, là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba, cận kề chân núi Sam

Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL; An Giang Phạm Thế Triều, cho biết, An Giang có 4 dân tộc (Kinh, Hoa, Chăm, Khmer) cùng sinh sống với nhiều tín ngưỡng tôn giáo, như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao đài, Tin Lành, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa… Cùng với đó là hệ thống các cơ sở thờ tự, như: Đền, đình, chùa, thánh đường Hồi giáo… với 82 di tích được xếp hạng (2 di tích đặc biệt quốc gia, 28 di tích cấp quốc gia, 52 di tích cấp tỉnh). 

Chính sự hấp dẫn từ cảnh quan, di tích đã làm các du khách muốn đến khám phá vùng Thất Sơn ngày càng đông. Bình quân mỗi năm, trên 5 triệu lượt khách tham quan; lượng khách quốc tế do các doanh nghiệp lưu trú, lữ hành phục vụ trên 55.000 lượt. Tuy nhiên, du lịch của An Giang vẫn chưa phát triển tương xứng với thế mạnh vốn có. 


Đoạn đường đẹp nhất TP Châu Đốc dẫn vào Khu di tích lịch sử và du lịch Núi Sam được xây dựng bằng tiền công đức của du khách thập phương đến với Miếu Bà Chúa Xứ


Đường lên Miếu Bà Chúa Xứ


Đặc sản địa phương được bày bán 2 bên đường lên Núi Sam- Miếu Bà Chúa Xứ

Theo ghi nhận thực tế, khách du lịch tâm linh đến với An Giang rất lớn, nhưng hầu như họ chỉ đến hành hương, vãn cảnh là chính và di chuyển về ngay trong ngày nên hầu như các dịch vụ gia tăng để tăng nguồn thu cho địa phương là không có. Trong khi khách du lịch lưu trú lại thì còn khiêm tốn, do chưa có nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn. Đây cũng là bài toán đặt ra cho du lịch An Giang trong việc phát triển du lịch bền vững. 

Chỉ ra những mặt còn hạn chế của du lịch An Giang, các doanh nghiệp lữ hành cho rằng, dù có cố gắng nhưng du lịch An Giang thiếu đầu tư về cơ sở hạ tầng và chậm đổi mới trong việc tạo ra nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm đặc trưng. Cụ thể, Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư đã trở thành thương hiệu du lịch có tiếng của An Giang, song do thiếu đầu tư, quản lý nên hoạt động chủ yếu là tự phát, sản phẩm du lịch kém phong phú và hấp dẫn. 

Theo Thạc sĩ Phan Bửu Toàn, Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề DL Sài Gòn, “Chúng ta cứ đổ lỗi cho hạ tầng giao thông kém làm ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Theo tôi, đây không phải là mấu chốt, mà vấn đề là từ nhiều năm nay chúng ta không “làm mới” các dịch vụ du lịch sẵn có, cũng như cách thức phục vụ quá hạn chế, thiếu sản phẩm đặc thù. Chủ yếu là “Lên xuồng- xuống ghe- vô vườn- nghe đờn ca tài tử”… Trước khi chờ hạ tầng hoàn chỉnh thì An Giang chỉ cần “dọn dẹp” lại cho tươm tất, sắp xếp hợp lý các khu, điểm DL thì chắc chắn sẽ giữ du khách”. Ông Toàn đề xuất.


Vẻ đẹp ấn tượng của Làng nổi Châu Đốc- An Giang ( ảnh Internet)

Bà Trần Thị Bảo Thu- Giám đốc Phòng Tiếp thị và truyền thông Fiditour cho rằng, An Giang cần phải xây dựng được sản phẩm du lịch đặc thù, mang tính đặc trưng văn hoá vùng miền. Bởi, sản phẩm du lịch khu vực ĐBSCL tương đối na ná nhau, trong khi An Giang có lợi thế hơn hẳn các địa phương khác do đó nét đặc trưng sẽ thu hút khách trong và quốc tế đến với An Giang ngày một nhiều hơn. An Giang cũng cần tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch.

(Tác giả: Lưu Hiệp, Báo Công an nhân dân)



 

Sau 3 năm tiếp nhận, triển khai dự án rất có hiệu quả qua việc xây dựng được ý thức, trách nhiệm và cách làm du lịch đối với cơ quan quản lý và cộng đồng. Đặc biệt, đã đào tạo được những đào tạo viên để từ đó đi đào tạo cho người dân hiểu về du lịch.

An Giang được biết đến là vùng đất nổi tiếng về du lịch tâm linh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mỗi năm tỉnh này đón hàng triệu du khách hành hương. 

Tuy nhiên, trong chuyến khảo sát điểm đến của Dự án EU-ESRT tại Cần Thơ- An Giang vào đầu tháng 7 cho thấy câu chuyện phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh là một định hướng đúng, nhưng để đạt được những con số đề ra thì cần phải có sự vào cuộc đồng bộ từ sở ban ngành, doanh nghiệp, cộng đồng đặc biệt là chính sách đầu tư cởi mở đối với ngành công nghiệp không khói này. 

Có mặt tại Núi Sam – vào lễ khu Văn miếu bà Chúa Xứ vào đầu tháng 7-2016 chúng tôi gặp rất đông du khách từ các tỉnh thành về đây hành hương mặc dù đây không phải là ngày tuần lễ hay dịp lễ hội. Tuy nhiên, có một điểm dễ nhận thấy ở đây là sự an tâm của du khách, không có sự chèo kéo, chặt chém, lộn xộn. Bà Trần Thị Tuyết Em- Trưởng ban quản lý Khu di tích văn hoá lịch sử và du lịch Núi Sam cho biết, Núi Sam là điểm hành hương hàng đầu trong khu vực ĐBSCL, năm 2015 ở đây đón hơn 4,2 triệu lượt khách. 

An Giang phát triển du lịch chậm hơn các địa phương khác, cách đây 5-7 năm, người dân chưa có nhận thức về cách làm du lịch nên dẫn tới lộn xộn, thời vụ manh mún, không định hướng. Tuy nhiên, thời gian gần đây mọi việc đã khác, nhờ sự vào cuộc của các cấp chính quyền, chỉ đạo sát sườn của các cơ quan chức năng, ý thức cầu thị về phát triển du lịch đã tạo nên sự thay đổi ngoạn mục tại vùng đất này. Trong đó, nhận thức của người dân về phát triển du lịch bền vững được nâng lên rõ rệt. 


Du khách thăm quan, hành hương Miếu Bà Chúa Xứ – Núi Sam

Chia sẻ với chúng tôi về những chuyển biến tích cực này, bà Trần Thị Tuyết Em cho biết, An Giang là 1 tỉnh có du lịch tâm linh và du lịch sinh thái phát triển, nhưng cách làm du lịch còn hạn chế. Góp phần xây dựng điểm đến, định hướng du lịch có trách nhiệm dự án Eu- ESRT đã có những chương trình hỗ trợ và phát triển du lịch có trách nhiệm với xã hội đối với tỉnh An Giang. 

Sau 3 năm tiếp nhận, triển khai dự án rất có hiệu quả qua việc xây dựng được ý thức, trách nhiệm và cách làm du lịch đối với cơ quan quản lý và cộng đồng. Đặc biệt, đã đào tạo được những đào tạo viên để từ đó đi đào tạo cho người dân hiểu về du lịch. 

Tại đây, đã mở được 13-15 lớp với hơn 400 lượt người tham dự, họ là những người dân trong khu vực, có người tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, có người không nhưng ai cũng tham gia rất nghiêm túc, bởi họ hiểu quyền lợi và trách nhiệm của mình trong phát triển du lịch của địa phương. Từ đó sức lan toả được nhân rộng, người dân rất ủng hộ. 


Chùa Tây An còn được gọi chùa Tây An núi Sam hay Tây An cổ tự, là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba, cận kề chân núi Sam

Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL; An Giang Phạm Thế Triều, cho biết, An Giang có 4 dân tộc (Kinh, Hoa, Chăm, Khmer) cùng sinh sống với nhiều tín ngưỡng tôn giáo, như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao đài, Tin Lành, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa… Cùng với đó là hệ thống các cơ sở thờ tự, như: Đền, đình, chùa, thánh đường Hồi giáo… với 82 di tích được xếp hạng (2 di tích đặc biệt quốc gia, 28 di tích cấp quốc gia, 52 di tích cấp tỉnh). 

Chính sự hấp dẫn từ cảnh quan, di tích đã làm các du khách muốn đến khám phá vùng Thất Sơn ngày càng đông. Bình quân mỗi năm, trên 5 triệu lượt khách tham quan; lượng khách quốc tế do các doanh nghiệp lưu trú, lữ hành phục vụ trên 55.000 lượt. Tuy nhiên, du lịch của An Giang vẫn chưa phát triển tương xứng với thế mạnh vốn có. 


Đoạn đường đẹp nhất TP Châu Đốc dẫn vào Khu di tích lịch sử và du lịch Núi Sam được xây dựng bằng tiền công đức của du khách thập phương đến với Miếu Bà Chúa Xứ


Đường lên Miếu Bà Chúa Xứ


Đặc sản địa phương được bày bán 2 bên đường lên Núi Sam- Miếu Bà Chúa Xứ

Theo ghi nhận thực tế, khách du lịch tâm linh đến với An Giang rất lớn, nhưng hầu như họ chỉ đến hành hương, vãn cảnh là chính và di chuyển về ngay trong ngày nên hầu như các dịch vụ gia tăng để tăng nguồn thu cho địa phương là không có. Trong khi khách du lịch lưu trú lại thì còn khiêm tốn, do chưa có nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn. Đây cũng là bài toán đặt ra cho du lịch An Giang trong việc phát triển du lịch bền vững. 

Chỉ ra những mặt còn hạn chế của du lịch An Giang, các doanh nghiệp lữ hành cho rằng, dù có cố gắng nhưng du lịch An Giang thiếu đầu tư về cơ sở hạ tầng và chậm đổi mới trong việc tạo ra nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm đặc trưng. Cụ thể, Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư đã trở thành thương hiệu du lịch có tiếng của An Giang, song do thiếu đầu tư, quản lý nên hoạt động chủ yếu là tự phát, sản phẩm du lịch kém phong phú và hấp dẫn. 

Theo Thạc sĩ Phan Bửu Toàn, Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề DL Sài Gòn, “Chúng ta cứ đổ lỗi cho hạ tầng giao thông kém làm ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Theo tôi, đây không phải là mấu chốt, mà vấn đề là từ nhiều năm nay chúng ta không “làm mới” các dịch vụ du lịch sẵn có, cũng như cách thức phục vụ quá hạn chế, thiếu sản phẩm đặc thù. Chủ yếu là “Lên xuồng- xuống ghe- vô vườn- nghe đờn ca tài tử”… Trước khi chờ hạ tầng hoàn chỉnh thì An Giang chỉ cần “dọn dẹp” lại cho tươm tất, sắp xếp hợp lý các khu, điểm DL thì chắc chắn sẽ giữ du khách”. Ông Toàn đề xuất.


Vẻ đẹp ấn tượng của Làng nổi Châu Đốc- An Giang ( ảnh Internet)

Bà Trần Thị Bảo Thu- Giám đốc Phòng Tiếp thị và truyền thông Fiditour cho rằng, An Giang cần phải xây dựng được sản phẩm du lịch đặc thù, mang tính đặc trưng văn hoá vùng miền. Bởi, sản phẩm du lịch khu vực ĐBSCL tương đối na ná nhau, trong khi An Giang có lợi thế hơn hẳn các địa phương khác do đó nét đặc trưng sẽ thu hút khách trong và quốc tế đến với An Giang ngày một nhiều hơn. An Giang cũng cần tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch.

(Tác giả: Lưu Hiệp, Báo Công an nhân dân)