Bối cảnh và mục tiêu

Chính phủ Việt Nam xác định phát triển nguồn nhân lực là một nội dung trọng  tâm trong phát triển ngành Du lịch (Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 2001-2010).

Liên minh Châu Âu đã thực hiện việc hỗ trợ phát triển du lịch Việt Nam từ giữa những năm 1990. Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, Liên minh Châu Âu đã tài trợ một nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực du lịch trong năm 1997. Nghiên cứu này đã được trình bày và xem xét tại hội thảo của cán bộ cao cấp chính phủ và ngành Du lịch vào tháng 3/1997.

Một phát hiện quan trọng của nghiên cứu này là nhu cầu đào tạo sẽ vượt xa nguồn cung của các cơ sở đào tạo trong giai đoạn đến năm 2010; và tốc độ phát triển của Việt Nam sẽ khiến cho nhu cầu đào tạo này không thể được đáp ứng nếu chỉ sử dụng phương pháp đào tạo chính quy thông qua các trường khách sạn/du lịch.

Vì vậy, Ủy ban Châu Âu và Chính phủ Việt Nam đã đi đến thống nhất thực hiện Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong thời gian 6 năm. Hiệp định Tài chính cho dự án này đã được ký kết năm 2001, Dự án được bắt đầu ngày 4/2/2004 và kết thúc vào tháng 2/2010.

Chính phủ Việt Nam đã quản lý rất tốt Dự án này và đã đạt được các kết quả quan trọng chủ yếu thông qua giới thiệu một hệ thống tiêu chuẩn các kỹ năng nghề du lịch tiên tiến (Hệ thống Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam – VTOS) áp dụng cho các nhân viên làm việc ở trình độ cơ bản trong cả nước. Dự án đã bổ sung phát triển hệ thống đào tạo tại nơi làm việc và công nhận thông qua Hội đồng Cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam (VTCB).

Tiếp theo việc thực hiện thành công Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch, Chính phủ Việt Nam đề xuất EU hỗ trợ một dự án mới để củng cố dự án trước, đồng thời chú trọng hơn nữa vào việc giảm bớt các trở ngại về thể chế đối với phát triển du lịch và phát triển năng lực cho toàn ngành theo Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến 2015 của Tổng cục Du lịch. Một đề xuất chi tiết đã được soạn thảo và thảo luận với các bên liên quan của Chính phủ tại hội thảo tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12/2008. Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đã thông qua đề xuất này trên cơ sở xem xét các kinh nghiệm trước đây, các nghiên cứu ngành liên quan và các buổi thảo luận thực hiện với các đối tác phát triển khác như dự án ADB, Cơ quan Hợp tác Phát triển Tây Ban Nha (AECID), các sang kiến của Chính phủ Luxembourg do Cơ quan Phát triển Luxembourg thực hiện và Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV).

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

Sau đó, Hiệp định Tài chính cho Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESRT) được ký kết giữa Liên minh Châu Âu và Chính phủ Việt Nam ngày 10/11/2010. Mục đích chính của Dự án ESRT là tăng cường năng lực thể thể và nhân lực để đạt được đầy đủ những lợi ích phát triển kinh tế xã hội đáng kể từ ngành Du lịch, trong khi vẫn bảo vệ và tăng cường được nguồn lực (tự nhiên và văn hóa) mà ngành phụ thuộc. Dự án được xây dựng trên cơ sở thành công của Dự án trước đó do EU tài trợ, duy trì và mở rộng hơn nữa Hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS).

  1. Mục tiêu Dự án

“Đưa các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm vào ngành Du lịch Việt Nam để nâng cao khả năng cạnh tranh và góp phần thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội (SEDP)”.

Tương tự, mục đích của Dự án được quy định trong Hiệp định Tài chính là: “Thúc đẩy dịch vụ du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội như một phần của Chiến lược phát triển ngành Du lịch Việt Nam”.

Filed in:

BỐI CẢNH VÀ MỤC TIÊU

Chính phủ Việt Nam xác định phát triển nguồn nhân lực là một nội dung trọng  tâm trong phát triển ngành Du lịch (Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 2001-2010).

Liên minh Châu Âu đã thực hiện việc hỗ trợ phát triển du lịch Việt Nam từ giữa những năm 1990. Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, Liên minh Châu Âu đã tài trợ một nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực du lịch trong năm 1997. Nghiên cứu này đã được trình bày và xem xét tại hội thảo của cán bộ cao cấp chính phủ và ngành Du lịch vào tháng 3/1997.

Một phát hiện quan trọng của nghiên cứu này là nhu cầu đào tạo sẽ vượt xa nguồn cung của các cơ sở đào tạo trong giai đoạn đến năm 2010; và tốc độ phát triển của Việt Nam sẽ khiến cho nhu cầu đào tạo này không thể được đáp ứng nếu chỉ sử dụng phương pháp đào tạo chính quy thông qua các trường khách sạn/du lịch.

Vì vậy, Ủy ban Châu Âu và Chính phủ Việt Nam đã đi đến thống nhất thực hiện Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch trong thời gian 6 năm. Hiệp định Tài chính cho dự án này đã được ký kết năm 2001, Dự án được bắt đầu ngày 4/2/2004 và kết thúc vào tháng 2/2010.

Chính phủ Việt Nam đã quản lý rất tốt Dự án này và đã đạt được các kết quả quan trọng chủ yếu thông qua giới thiệu một hệ thống tiêu chuẩn các kỹ năng nghề du lịch tiên tiến (Hệ thống Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam – VTOS) áp dụng cho các nhân viên làm việc ở trình độ cơ bản trong cả nước. Dự án đã bổ sung phát triển hệ thống đào tạo tại nơi làm việc và công nhận thông qua Hội đồng Cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam (VTCB).

Tiếp theo việc thực hiện thành công Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch, Chính phủ Việt Nam đề xuất EU hỗ trợ một dự án mới để củng cố dự án trước, đồng thời chú trọng hơn nữa vào việc giảm bớt các trở ngại về thể chế đối với phát triển du lịch và phát triển năng lực cho toàn ngành theo Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến 2015 của Tổng cục Du lịch. Một đề xuất chi tiết đã được soạn thảo và thảo luận với các bên liên quan của Chính phủ tại hội thảo tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12/2008. Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đã thông qua đề xuất này trên cơ sở xem xét các kinh nghiệm trước đây, các nghiên cứu ngành liên quan và các buổi thảo luận thực hiện với các đối tác phát triển khác như dự án ADB, Cơ quan Hợp tác Phát triển Tây Ban Nha (AECID), các sang kiến của Chính phủ Luxembourg do Cơ quan Phát triển Luxembourg thực hiện và Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV).

 

Sau đó, Hiệp định Tài chính cho Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESRT) được ký kết giữa Liên minh Châu Âu và Chính phủ Việt Nam ngày 10/11/2010. Mục đích chính của Dự án ESRT là tăng cường năng lực thể thể và nhân lực để đạt được đầy đủ những lợi ích phát triển kinh tế xã hội đáng kể từ ngành Du lịch, trong khi vẫn bảo vệ và tăng cường được nguồn lực (tự nhiên và văn hóa) mà ngành phụ thuộc. Dự án được xây dựng trên cơ sở thành công của Dự án trước đó do EU tài trợ, duy trì và mở rộng hơn nữa Hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS).

2. Mục tiêu Dự án

“Đưa các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm vào ngành Du lịch Việt Nam để nâng cao khả năng cạnh tranh và góp phần thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội (SEDP)”.

Tương tự, mục đích của Dự án được quy định trong Hiệp định Tài chính là: “Thúc đẩy dịch vụ du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội như một phần của Chiến lược phát triển ngành Du lịch Việt Nam”.